Ăn rau ngót có tác dụng gì? Rau bồ ngót nấu món gì?

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
12/4/2023

Rau bồ ngót là một loại rau thanh mát, ngon miệng trong bữa cơm hàng ngày. Vậy ăn rau ngót có tác dụng gì với sức khỏe của con người và cách chế biến rau bù ngót thành món ngon như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]
rau ngót nấu thịt

Đặc tính của rau ngót

Rau ngót có khá nhiều tên gọi khác nhau như cây bồ ngót, rau chùm ngót, rau bông ngót, rau bù ngót, Sauropus androgynus… tùy vào từng vùng miền và là một loại rau thường gặp trong bữa ăn của mỗi gia đình người Việt.

Loại rau này thường mọc hoang và rất dễ sống, chủ yếu là người ta lấy thân mang đi trồng. Thông thường, người dân trồng tại vườn, xung quanh bờ rào, bờ ao, theo các lối đi và được lấy lá đem nấu canh.

Khả năng sinh trưởng của rau ngót khá cao và ít bị sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc trừ sâu, do đó loại rau này khá lành tính. Các bà nội trợ thường lấy lá để đem nấu cùng tôm, thịt, xương, hến… và vô số món ăn giàu dinh dưỡng khác và loại rau này cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau bồ ngót là một trong những loại rau có tính lành và chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Thành phần hóa học:

Trong rau ngót chứa tới 3.4% gluxit, 5.3% protit, 2.4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg%). Ngoài ra, trong nó cũng chứa tới 185mg% vitamin C và 64.5mg% photpho.

Chứa nhiều loại axit amin cần thiết, trong khoảng 100g rau ngót lại chứa tới 0.34g treonin, 0.16g lysin, 0.24g leuxin, 0.05g tryptophan, 0.17 isoleuxin, 0.25g phenylalanin và 0.017g valin.

Ngoài ra, rau sắng khá giống với loại rau này cũng chứa tới 6,5% hàm lượng protit cao.

Trong đó, lượng axit amin có trong 100g rau ngót cũng chứa tới 0.08g tryptophan, 0.23g lysin và 0.19g metionin. Ngoài ra, còn chứa tới 0.22g valin, 0.25g phenylalanin, 0.23g isoleuxin, 0.26g leuxin và 0.45g treonin.

  • Tính chất dược lý:

Theo nhiều nghiên cứu, rau ngót chứa hàm lượng khá cao các flavonoid, polyphenol và các axit béo. Các hợp chất phytochemical và chiết xuất thô có trong rau còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng phòng tránh tiểu đường, chống loét, giúp làm trắng da và cân bằng hoạt động điều hòa miễn dịch.

Việc sử dụng rau ngót cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị loét, giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường.

Trong y học cổ truyền, loại rau này cũng được sử dụng rộng rãi để giúp tăng tiết sữa, chữa lành vết thương, chữa bệnh đái tháo đường, hạ sốt và làm giảm các biểu hiện của rối loạn tiết niệu.

Ngoài công dụng để chữa bệnh, rau bù ngót còn được sử dụng để làm chất tạo màu trong thực phẩm.

Khi so sánh tác dụng chữa bệnh giữa rau ngót với chất diệp lục được chiết xuất từ lá rau bồ ngót và Cu-Chlorophyllin từ quá trình oxy hóa do natri nitrat gây ra ở chuột, người ta thấy rằng chất diệp lục có trong rau bù ngót và Cu-Chlorophyllin mang lại hiệu quả chống oxy hóa khá cao, từ đó giúp tránh lại các độc tính do natri nitrat gây ra.

Ăn rau ngót có tác dụng gì?

Trong đông y, rau ngót có tính bình, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cũng như lợi tiểu, bổ huyết cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, loại rau này cũng có rất nhiều công dụng khác như:

rau ngót có  tác dụng gì

1. Chữa tưa lưỡi ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm, có sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải các bệnh về da, hô hấp, điển hình là bệnh tưa lưỡi. Bệnh có những biểu hiện như xuất hiện nhiều đốm hơi vàng hoặc trắng ở hai bên miệng, khó lau sạch các đốm này bằng khăn và để lâu còn gây đau đớn cho trẻ.

Do đó, để chữa tưa lưỡi cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lấy khoảng 5 – 10g lá rau ngót, sau đó vắt lấy nước cho trẻ uống. Sau đó dùng bông sạch thấm vào rồi thấm nhẹ vào lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ.

2. Chữa sót nhau thai

Sót nhau thai là hiện tượng thai vẫn còn sót trong buồng tử cung, thường gặp ở phụ nữ sau khi nạo phá thai, phụ nữ sau sinh. Nếu không tiến hành xử lý ngay, thai phụ sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản về sau.

Chữa sót nhau thai bằng rau ngót là một cách cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều chi phí. Bạn chỉ cần rửa sạch khoảng 50g lá rau rồi giã nát, cho thêm vào một ít nước rồi đun sôi, lấy khoảng 100ml nước uống hàng ngày, chia ra làm 2 – 3 lần uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá rau cho đến khi nhuyễn, sau đó đem đắp vào gan bàn chân của mình cũng đều được. Các thành phần có trong nó sẽ giúp tử cung co bóp nhằm đẩy hết nhau thai, các chất dịch ra ngoài một cách hiệu quả.

3. Bồi dưỡng cho phụ nữ sau đẻ

Rau ngót cũng được coi là một bài thuốc tuyệt vời dành cho các mẹ sau sinh, bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, vitamin A, B, C… cùng nhiều khoáng chất khác cực kỳ tốt cho sức khỏe, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Có rất nhiều món ăn ngon bổ dưỡng từ rau bồ ngót tốt cho phụ nữ sau khi sinh như dùng nấu với giò sống, ninh xương, nấu canh với thịt băm, nấu cùng trứng, thịt lợn nạc, cá, trứng, tôm…

4. Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em

Trẻ em thường là đối tượng dễ bị ra mồ hôi trộm ở sau gáy và hiện tượng này xuất hiện nhiều vào ban đêm. Nếu không điều trị ngay, trẻ rất dễ bị cảm lạnh, ốm, chậm lớn, thậm chí là bị còi xương, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính gây ra thường là do trẻ bị thiếu vitamin D, thiếu canxi hoặc do hệ thần kinh của bé chưa phát triển ổn định.

Cách đơn giản mà hiệu quả nhất để cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là mẹ chỉ cần nấu canh rau ngót thường xuyên cho trẻ ăn. Đây là một món canh không chỉ bổ dưỡng, thơm ngon mà còn có tác dụng kích thích khả năng ăn uống cho những trẻ lười ăn, biếng ăn.

5. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể và lưu ý đến các loại thực phẩm, đồ ăn khi ăn.

Và theo rất nhiều nghiên cứu, trong rau ngót có chứa một loại chất có tác dụng kiểm tra lượng đường huyết, làm giảm quá trình hấp thụ đường, đồng thời nó cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cấp độ I.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên tập cho mình thói quen ăn rau bồ ngót hàng ngày để vừa giúp việc điều trị bệnh diễn ra hiệu quả, giúp cải thiện lượng đường trong máu và giúp cải thiện sức khỏe.

6. Trị đái dầm ở trẻ em

Đây cũng là một trong những tác dụng của rau ngót được dân gian lưu truyền và nó cũng mang lại hiệu quả khá cao. Để chữa chứng đái dầm cho trẻ, các bậc phụ huynh chỉ cần lấy lá rau bù ngót tươi rửa sạch, giã nát rồi cho vào bát sạch, đổ thêm một chút nước sạch vào rồi dùng thìa khuấy đều. Sau đó, lọc lấy nước cho trẻ uống.

Hãy chia phần nước này làm 2 lần, cho trẻ uống nước mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút. Nên kiên trì cho trẻ sử dụng trong vòng từ 3 – 4 ngày thì tình trạng đái dầm sẽ dần thuyên giảm.

7. Uống rau ngót để có kinh nguyệt

Chị em bị chậm kinh hãy chuẩn bị sẵn một nắm lá rau ngót rồi đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy phần nước để uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại. Ngoài ra các bạn cũng có thể ăn canh rau ngót để có tác dụng tương tự.

8. Trị đau ngực, đầu, đau bụng kinh

Khi tới kỳ hành kinh, rất nhiều chị em cảm thấy khó chịu bởi cảm giác khó chịu, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi người, tức ngực. Để cải thiện các triệu chứng này, chị em chỉ cần lấy một chút lá rau ngót, cỏ xước, rễ nhàu, rễ bắp đem sắc lên rồi chia uống 1 lần trong ngày.

9. Ăn rau ngót trị táo bón

Ăn rau bồ ngót giúp trị táo bón hiệu quả, bởi thành phần chất xơ có trong nó được coi là hiệu quả trong việc giúp phân mềm, từ đó ngăn ngừa, hỗ trợ chứng táo bón rất hiệu quả.

Do đó, cả trẻ em và phụ nữ sau sinh, người già thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón thì có thể bổ sung rau bồ ngót vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

10. Chữa hóc xương

Khi trẻ không may bị hóc xương, hóc thịt, bạn hãy nhanh tay giã lấy phần lá rau bồ ngót tươi rồi vắt lấy nước, sau đó cho trẻ ngậm nước là được. Lưu ý: mẹo này chỉ áp dụng được khi các bé bị hóc xương nhỏ, những trường hợp xương to cần đến bệnh viện để bác sĩ dùng dụng cụ gắp xương ra ngoài.

11. Ăn rau ngót giúp giảm cân

Với những người bị béo phì, có nhiều mỡ mà muốn duy trì một vóc dáng chuẩn, khỏe khoắn thì có thể tham khảo cách giảm cân bằng cách ăn rau ngót. Đây là một cách được rất nhiều chị em giảm cân hiệu quả, nhanh chóng và không gây tác dụng phụ.

Theo nghiên cứu, mặc dù có lượng protein cao nhưng hàm lượng calo, lipit và gluxit khá thấp nên loại rau này có thể được thay thế cho đạm động vật. Điều này giúp hạn chế tình trạng sỏi thận, loãng xương do các rối loạn chuyển hóa canxi gây ra.

Để giúp giảm cân có hiệu quả, các bạn nên kiên trì uống đều đặn khoảng 200ml nước rau ngót sống hàng ngày.

12. Cải thiện sữa mẹ

Trong rau ngót chứa nhiều thành phần dưỡng chất như protein, vitamin A, B, C… nên loại rau này cực kỳ tốt cho những phụ nữ nào sau khi sinh xong.

Nước của loại rau này không chỉ giúp thanh nhiệt mà còn hỗ trợ tăng lượng sữa để mẹ cho bé bú. Nguyên nhân là do tính chất Estrogen ở các hợp chất Sterols qua các tác động nội tiết có trong rau tạo nên. Mẹ có thể tham khảo nhiều cách giúp bổ sung lượng sữa dồi dào cho bé bú như uống nước ép từ rau bồ ngót sống. Ngoài ra, rau ngót nấu tôm, nấu thịt bò, nấu trứng hoặc hầm với xương… cũng rất bổ dưỡng.

Rau ngót ăn bao nhiêu là đủ?

Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao, lại tốt cho sức khỏe nhưng mọi người cũng cần tránh ăn quá nhiều rau bồ ngót để tránh gặp phải những tác hại không tốt.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sử khoảng 50g rau/1 ngày, tránh ăn liên tục trong vòng 3 tháng. Đây được coi là liều lượng phù hợp cho tất cả các đối tượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần chú ý tiêu thụ sao cho hợp lý.

Những ai không nên ăn rau ngót?

Rất nhiều nghiên cứu cho biết, những đối tượng sau không nên ăn rau ngót để bảo vệ an toàn cho sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai

Đối với mọi người, rau ngót là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những phụ nữ nào đang có thai thì rau bồ ngót và các món ăn từ loại rau này lại không hề tốt chút nào, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Các chuyên gia cho biết, chất papaverin có trong rau có thể kích thích tử cung co bóp, từ đó dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non. Đặc biệt, những thai phụ nào tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, mắc phải các lý mãn tính, có tiền sử bị sảy thai, sinh non cần tránh xa loại rau này ra.

Tuy nhiên, với phụ nữ nào mới sinh xong thì nên ăn rau ngót bởi nó có tác dụng đào thải nhanh các chất bẩn, sản dịch ra ngoài, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể mẹ nhanh hồi phục.

  • Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém

Với những người thường xuyên bị mất ngủ, ăn uống kém, người cao tuổi thì cần tránh uống rau ngót sống, chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau đã nấu chín mà thôi. Bởi trong rau chứa chất gây mất ngủ, gây khó thở, khiến sức khỏe càng ngày kém đi.

  • Người bị thiếu canxi, còi xương

Trong rau ngót chứa nhiều glucocorticoid, một hoạt chất ngăn ngừa quá trình hấp thu canxi, photpho trong cơ thể. Do đó, những ai bị còi xương, thiếu canxi cần tránh ăn loại rau này quá nhiều mà chỉ nên ăn khoảng 1 lần trong 1 tuần là đủ.

Như vậy, bạn đã trả lời được câu hỏi ăn rau ngót có tác dụng gì? Rau bồ ngót nấu món gì? Hy vọng rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ phòng khám đa khoa Thái Hà như trong suốt thời gian qua. Hotline 0325.780.327 đăng ký khám nam khoa & khám bệnh phụ khoa (tư vấn miễn phí).

Nguồn tham khảo:

  1. Nutritive value of Sauropus androgynus leaves - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  2. Food Safety Tips on Sauropus androgynus - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  3. Sauropus androgynus (L.) Merr. Induced Bronchiolitis Obliterans: From Botanical Studies to Toxicology - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  4. Determination of the Major Component of Water Fraction of Katuk (Sauropus androgynous (L.) Merr.) Leaves by Liquid Chromatography–Mass Spectrometry - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023