Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Tác giả:
Đỗ Văn Hiếu
Update on:
24/8/2022
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Giang mai là bệnh xã hội dễ lây và rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng cho hệ thần kinh trung ương, tim mạch, mắt hoặc gây mù lòa cho trẻ sơ sinh.... Mọi người nên tìm hiểu những con đường lây nhiễm của bệnh giang mai để có thể tự phòng tránh bệnh cho bản thân và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

bệnh giang mai lây qua đường nào

Có nhiều con đường lây nhiễm bệnh giang mai, nhưng đâu là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất? Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết!

Lây truyền qua đường tình dục

  • Khi quan hệ tình dục thì vùng da và niêm mạc tại cơ quan sinh dục sẽ ít nhiều bị trầy xước và tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập. Xoắn khuẩn Treponema pallidum tồn tại trong dịch nhầy của người bệnh sẽ thâm nhập qua các tổn thương ở vùng niêm mạc và gây bệnh cho người khác.
  • Theo thống kê của CDC (Cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Mỹ) tỷ lệ người mắc bệnh giang mai do quan hệ tình dục không an toàn chiếm khoảng 95%. Vì vậy, giang mai được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (viết tắt STDs).
  • Khi bạn quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh giang mai, dù chỉ là một lần duy nhất thì khả năng mắc bệnh lên đến 70%. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai là gái mại dâm, người có quan hệ đồng tính, người có nhiều bạn tình, đặc biệt là những người thích oral sex (quan hệ qua đường miệng) sẽ có tỉ lệ nhiễm bệnh rất cao.

Lây truyền qua đường máu

Bệnh giang mai là bệnh mà có thời gian ủ bệnh khá lâu (tối đa là 90 ngày), lúc đầu có thể người bệnh chưa biết là mình đã mắc bệnh. Do đó người bệnh đã có những hành động như dùng chung kim tiêm và cho máu, truyền máu và vô tình lây bệnh cho người khác.

Tuy vậy, hiện tượng lây nhiễm giang mai do hiến máu nhân đạo là rất khó có thể xảy ra, vì người hiến máu được xét nghiệm kỹ càng trước khi cho máu. Các trường hợp bị nhiễm giang mai qua đường máu chủ yếu là sử dụng chung bơm kim tiêm ở đối tượng nghiện ma túy.

Lây truyền từ mẹ sang con

  • Nếu phụ nữ mang thai mắc giang mai thì rất dễ lây nhiễm sang con nhỏ, do xoắn khuẩn giang mai đã thâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai.
  • Khi hệ miễn dịch của thai nhi chưa được hình thành, xoắn khuẩn rất dễ thâm nhập và gây bệnh. Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh giang mai thì sẽ gây rất nhiều hiện tượng nguy hiểm như: bị sẩy thai hoặc thai chết lưu, nếu sinh con thì con sẽ bị dị tật và phát triển không bình thường.
  • Vậy nên, nữ giới biết mình đang mắc giang mai thì tuyệt đối không nên mang thai. Nếu không biết mình mang bệnh mà lỡ có thai rồi thì cần đi đến các cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa để điều trị.

Lây nhiễm qua những vết thương hở

Những vết thương hở lở loét chính là môi trường sống của vi khuẩn và là “cửa ngõ” để vi khuẩn thâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Nếu bạn có vết thương hở trên da nếu vô tình tiếp xúc với dịch nhầy có chứa xoắn khuẩn giang mai thì bạn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt

  • Việc sử dụng chung các dụng cụ sinh hoạt như: bàn chải đánh răng, đồ lót,... của người bệnh có thể khiến bạn mắc bệnh.
  • Nếu cơ thể có sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, do đó mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua việc dùng chung đồ.
  • Trong các dụng cụ cá nhân có dính dịch nhầy có chứa vi khuẩn giang mai thì cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, trường hợp này rất khó có thể xảy ra vì xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn yếu thế nên khó có thể tồn tại lâu ngoài cơ thể vật chủ.

Tham khảo thêm:

--> Triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai

--> Bệnh giang mai có ngứa không?

Làm sao để phòng bệnh giang mai?

Các bạn chỉ cần có một lối sống lành mạnh thì sẽ giảm thiểu được 95% nguy cơ mắc bệnh giang mai rồi nhé! Cụ thể:

  • Không nên quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Nếu quan hệ với gái mại dâm phải luôn phải sử dụng bao cao su trong quá trình tiến hành giao hợp.
  • Không nên quan hệ bằng miệng bởi đường này cho tỷ lệ nhiễm bệnh cũng vô cùng lớn, do đó để tránh lây nhiễm bệnh qua đường này bạn hãy lưu ý nhé.

Phụ nữ đang mang thai và biết mình mắc bệnh giang mai thì cần chủ động điều trị để chữa bệnh cho mình và tránh lây nhiễm sang cho thai nhi.

Nếu sống chung với người mắc bệnh giang mai thì nên dùng riêng vật dụng sinh hoạt với  người mắc bệnh. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên kỳ thị, xa lánh.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh giang mai lây qua đường nào? Đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai hãy gọi ngay đến Hotline 0325.780.327 để đăng ký làm xét nghiệm và được điều trị theo công nghệ "Liệu Pháp Cân Bằng Tự Kích Hoạt Miễn Dịch" tiên tiến hiện đại.

--> https://suckhoe24gio.webflow.io/