Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm có nguyên nhân là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Dấu hiệu & cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Bởi vì, giang mai là bệnh xã hội có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho con người như mù lòa, bại liệt, biến chứng vào tim mạch, xương khớp thậm chí là tử vong.... nếu không được thăm khám và chữa trị sớm.
1. Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai (syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vùng da không được bảo vệ, qua vết xước trên da. Vi khuẩn cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. (1)
Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới. Giang mai ở nữ nếu không được điều trị, sẽ gây tổn thương trầm trọng đến tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
2. Nguyên nhân bệnh giang mai
2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Tác nhân gây ra bệnh giang mai chính là xoắn khuẩn Treponema pallidum do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905.
Khi soi trên kính hiển vi có nền đen, xoắn khuẩn có hình lò xo, có từ 6-14 vòng xoắn, nằm sát nhau, chiều dài 5 - 15 µm đường kính 0,1 - 0,3 µm, di chuyển qua lại theo 3 chiều:
- Di chuyển dọc theo hình xoắn ốc.
- Di chuyển ngang như lò xo.
- Di động lượn sóng.
Đây là một xoắn khuẩn yếu, có thể chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Môi trường nhiệt độ cao và khô ráo cũng làm xoắn khuẩn dễ chết (42 độ C sau 30 phút). Ngoài ra, chúng cũng bị bất động và chết khi tiếp xúc với oxy, nước cất, xà bông và các chất diệt khuẩn thông thường khác.
Khả năng sinh sản của xoắn khuẩn Treponema pallidum là 30-33h mỗi lần, loại vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong môi trường nhân tạo và có thể chịu tác động của nhiều loại kháng sinh.
2.2. Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum thường cư trú nhiều ở máu, dịch niệu đạo ở nam giới và dịch âm đạo của nữ giới. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vị trí bị tổn thương, vùng niêm mạc da để sinh sôi, gây bệnh.
🔰 Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục “không được bảo vệ” là con đường lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến nhất chiếm tỷ lệ hơn 95% các ca bệnh được ghi nhận. Điển hình thường gặp là những trường hợp có quan hệ tình dục qua hậu môn, qua miệng, qua âm đạo.
Tại vùng niêm mạc, da ở bộ phận sinh dục khi có sự cọ xát sẽ dễ gây ra những vết xước, các tổn thương. Nếu có quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, xoắn khuẩn có thể nhanh chóng tấn công vào và gây bệnh cho người bình thường.
🔰 Lây qua truyền máu
Xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu rất nhiều nên nếu tiếp xúc hoặc nhận máu từ người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh có thể xảy ra. Tuy nhiên, người hiến máu nhân đạo được làm các xét nghiệm máu phát hiện bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây bệnh từ người cho máu là rất thấp. Tuy nhiên, những người tiêm chích ma túy nếu sử dụng chung kim tiêm và sức khỏe yếu nên khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn.
🔰 Lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai không được uống thuốc phòng ngừa sẽ lây sang cho con. Em bé có thể bị nhiễm phải bệnh từ mẹ qua nhau thai hoặc khi mẹ sinh thường.
🔰 Lây truyền qua các tiếp xúc ngoài da
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giang mai bị thương và có những vết xước, vết thương hở mà không cẩn thận chạm vào người bình thường thì cũng tạo điều kiện cho xoắn khuẩn xâm nhập vào và gây ra bệnh.
🔰 Không lây qua tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật dùng chung
Nhiều người vẫn cho rằng, xoắn khuẩn Treponema Pallidum dễ lây qua các vật dụng thường gặp như bồn tắm, quần áo, đồ đựng thực phẩm, bể bơi, tay nắm cửa, vòi nước nóng… Tuy nhiên thì đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
2.3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai
- Những người có đời sống tình dục thoáng, có nhiều bạn tình, quan hệ với nhiều bạn tình.
- Người có quan hệ tình dục đồng tính, ví dụ như giữa nam – nam, nữ – nữ.
- Người có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe kém. Đặc biệt, những người bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Người làm về ngành y tế và có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh.
- Trẻ em được sinh ra khi mẹ bị bệnh.
3. Dấu hiệu bệnh giang mai
Một số triệu chứng bệnh giang mai điển hình người bệnh có thể tự nhận biết: (2)
- Xuất hiện các vết loét nhỏ không đau tại âm đạo, dương vật, khu vực hậu môn, thậm chí là có thể thấy ở vùng miệng.
- Tại lòng bàn tay, lòng bàn chân thường nổi lên nhiều phát ban, các nốt mẩn đỏ.
- Có các sẩn giống mụn cóc sinh dục tại bộ phận sinh dục, vùng hậu môn của cả nam giới & nữ giới.
- Ở miệng nổi lên nhiều mảng trắng bất thường.
- Các biểu hiện toàn thân bao gồm sốt, bẹn, nhức đầu, nổi nhiều hạch ở bẹn, nách…
Bên cạnh đó, biểu hiện bệnh giang mai cũng khác nhau qua từng giai đoạn sẽ có sự khác biệt, cụ thể:
3.1. Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu (nguyên phát)
Sau khi bệnh nhân tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ ủ bệnh từ 1 đến 3 tuần rồi bước vào thời kỳ nguyên phát.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1 là hình thành các “săng” với những đặc điểm sau:
- Đây là những vết trợt có bờ đều đặn, nông, có gờ nổi cao, có hình tròn hoặc hình bầu dục, bờ mặt phẳng và có nền cứng.
- Các vết trợt, loét thường có màu đỏ giống thịt tươi, đáy sạch, không có mủ, không đau, không ngứa.
- Phần lớn săng giang mai thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục với các vị trí, khu vực như môi bé, môi lớn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, quy đầu, dương vật, bao quy đầu, miệng sáo, da bìu…
- Ngoài ra, vết trợt do xoắn khuẩn gây ra cũng xuất hiện tại nhiều vị trí khác như lưỡi, miệng, môi, chân, tay, hậu môn…
- Bên cạnh đó, ngoài có các nốt săng thì người bệnh còn nổi lên nhiều hạch bẹn.
- Hạch thường xuất hiện khoảng 5 – 6 ngày sau khi có săng giang mai.
- Hạch có đặc điểm là dạng rắn, sưng to, không viêm, không chứa mủ, không dính với nhau và thường có hạch chúa.
Phần lớn các biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thường kéo dài từ 3 đến 6 tuần, sau đó tự hết đi dù không cần điều trị. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân cho rằng bệnh đã khỏi nên không chú ý, quan tâm đến nữa. Thực chất, lúc này xoắn khuẩn đã đi vào máu của người bệnh và chuẩn bị tiến triển sang giai đoạn tiếp.
3.2. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 (thứ phát)
Sau khi có sự xuất hiện của săng giang mai giai đoạn đầu khoảng 6 – 8 tuần, xoắn khuẩn đã đi vào máu và đi sang các cơ quan lân cận và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân. Giai đoạn này nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì bệnh có thể kéo dài từ 2 – 3 năm.
Giai đoạn thứ phát thường có hiện tượng phát ban là những nốt đào ban có màu hồng đỏ, đôi khi có màu hồng tím, mọc đối xứng với nhau, khi ấn vào thấy mất đi, không nổi cao, không có hiện tượng bong vảy.
Các đào ban nổi nhiều ở phần bụng, hai bên mạn sườn, ngực, hai bàn tay, hai bàn chân, thậm chí là nổi lên toàn thân.
Bên cạnh đào ban, bệnh nhân còn nhận thấy các triệu chứng điển hình nữa là sẩn giang mai với nhiều hình dáng, vị trí khác nhau như sẩn dạng trứng cá, dạng vảy nến, sẩn hoại tử, dạng thủy đậu… Một số bệnh nhân cũng có các sẩn phì đại thường xuất hiện ở vùng sinh dục, khu vực hậu môn.
Bệnh nhân cũng có các tổn thương lạ là các vết loét ở màng nhầy niêm mạc, chủ yếu là ở vùng âm đạo, khu vực miệng, hậu môn.
Ở giai đoạn này cũng nổi lên nhiều vết loét, các nốt mụn nước mọc dày ở da. Nếu có gãi hoặc va chạm phải, các nốt mụn này dễ vỡ ra chảy nhiều dịch mủ. Khi người bình thường chạm phải các nốt vỡ ra thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người bệnh.
Cũng có những trường hợp hiếm gặp có thêm các biểu hiện, triệu chứng ở giai đoạn 2 như viêm gan, viêm dây thần kinh thị giác, viêm khớp, viêm thận, viêm giác mạc kẽ, viêm màng xương, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào… Ngoài ra, người bệnh còn thường gặp các dấu hiệu điển hình khác như rụng tóc, sốt, sưng tuyến hạch, chán ăn, mệt mỏi, đau nhức cơ, sụt cân, viêm hạch…
Biểu hiện của giang mai ở giai đoạn này cũng tự mất đi dù không cần điều trị. Và có thể tái phát chỉ sau vài tháng, thậm chí là kéo dài đến vài năm khi không được phát hiện, chữa trị.
3.3. Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn tiềm ẩn, những triệu chứng của giang mai sẽ dần biến mất. Nhiều người nghĩ rằng bệnh đã khỏi hẳn và tuyệt nhiên không đi kiểm tra, thăm khám. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn đã xâm nhập sâu vào cơ thể của người bệnh và đang bắt đầu tàn phá, phá hủy các cơ quan trong cơ thể.
3.4. Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn 3 (tam phát)
Các triệu chứng ở giai đoạn này thường bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh, đồng thời là giai đoạn cuối và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn đã cư trú lâu trong cơ thể của người bệnh và gây ra rất nhiều những biến chứng, tác hại cực kỳ nguy hiểm. (3)
Theo thống kê, có đến hơn 60% các trường hợp gặp phải các tổn thương, biến chứng nghiêm trọng đối với các cơ quan như tĩnh mạch, hệ thần kinh, tim mạch và không thể chữa trị khỏi. Ngoài ra, phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn cuối đều gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng, hệ xương khớp, hệ thần kinh, tim mạch, não… thậm chí là dẫn đến tử vong.
3.5. Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh được lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhau thai, nước ối, đường sinh nở… Có hai dạng chính là giang mai “bẩm sinh sớm” và “bẩm sinh muộn” và tương ứng với những dấu hiệu, triệu chứng cụ thể.
- Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh sớm ở trẻ sơ sinh bao gồm: Trẻ bị phát ban ở bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng, xuất hiện mụn nước ở bàn tay, bàn chân, chảy nước mũi, tăng cân chậm, sốt,…
- Triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn xảy ra sau từ 2-3 năm sau khi nhiễm giang mai từ mẹ: Trẻ bị đau xương, câm điếc và mù lòa, có sẹo ở da và xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng…
4. Xét nghiệm chẩn đoán giang mai
Xét nghiệm giang mai ngay từ giai đoạn đầu cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp phát hiện bệnh và điều trị sớm. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán phổ biến có thể kể đến như:
🔰 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh giang mai khá hiệu quả, thường chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn 2, nguyên nhân là do khi đó xoắn khuẩn đã xâm nhập vào máu của người bệnh nên có thể phát hiện được.
Phương pháp này cho hiệu quả cao, giúp kiểm tra xem bệnh nhân có mắc phải bệnh giang mai hay không. Lưu ý, phương pháp này không mang lại hiệu quả với các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu.
🔰 Soi kính hiển vi trường tối
Phương pháp này hiệu quả với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm này. Lúc này, xoắn khuẩn chưa tấn công vào máu của người bệnh nên có thể soi được dưới kính hiển vi để quan sát.
Mẫu bệnh phẩm thường là các vết loét, dịch âm đạo (ở nữ giới), dịch niệu đạo (ở nam giới) mà bác sĩ sẽ thu thập rồi đem soi dưới kính hiển vi trường tối đặc biệt, từ đó có thể tìm ra hình thái, sự tồn tại của xoắn khuẩn Treponema Pallidum.
🔰 Phản ứng sàng lọc RPR (Rapid Plasma Reagin)
Phương pháp này được thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra, sàng lọc xem trong máu của người bệnh có xoắn khuẩn giang mai không. Khi một người khỏe mạnh không may mắc phải bệnh, cơ thể của người đó sẽ có cơ chế tự sản sinh ra các kháng thể chống lại xoắn khuẩn. Xét nghiệm RPR được coi là phương pháp giúp phát hiện hiệu quả, chính xác nhất hiện tại.
Trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả là âm tính, có nghĩa là bệnh nhân không bị bệnh. Còn ngược lại, cho kết quả là dương tính thì bệnh nhân đã bị giang mai. Trong một số trường hợp, đôi khi xét nghiệm này cũng cho kết quả dương tính giả.
🔰 Tìm kháng thể đặc hiệu giang mai TPHA
Đối với các trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm TPHA để bác sĩ xác định cụ thể, chính xác hơn tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Mục đích của phương pháp này là kiểm tra sự tồn tại của kháng thể chống lại xoắn khuẩn, kết hợp với các bước thăm khám lâm sàng nhằm chẩn đoán ra bệnh. Nếu kết quả TPHA vẫn là dương tính, khả năng cao là bạn đã mắc bệnh.
🔰 Xét nghiệm dịch não tủy
Các trường hợp bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn nặng, tức là xoắn khuẩn đã tấn công sâu vào hệ thần kinh trung ương và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, đau nhức đầu, teo thần kinh thị lực, u não, áp xe não…, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm dịch não tủy.
Bằng cách lấy mẫu dịch ở não tủy của người bệnh để xét nghiệm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem hệ thần kinh trung ương của người đó đã bị tấn công bởi xoắn khuẩn giang mai hay chưa.
🔰 Xét nghiệm nước ối
Xét nghiệm nước ối là phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai dành riêng cho phụ nữ đang mang thai. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được xoắn khuẩn đã tấn công từ mẹ sang em bé hay chưa, từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả, an toàn nhất.
5. Cách điều trị bệnh giang mai
Phác đồ điều trị giang mai cơ bản là sử dụng thuốc kháng sinh (dạng tiêm hoặc dạng uống) để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả chữa bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp bổ sung.
5.1. Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh
Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai hiệu quả, tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ, tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp.
- Đối với trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để tiêm vào tĩnh mạch.
- Còn trường hợp bệnh chuyển sang mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê loại kháng sinh liều cao cho bệnh nhân.
- Các trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang có thai, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc điều trị thay thế để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.
Lưu ý: cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc có mang lại hiệu quả hay không cần tùy thuộc vào thái độ tuân thủ, kiên trì sử dụng thuốc của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
5.2. Điều trị giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào
Nếu người bệnh chỉ được điều trị bằng thuốc kháng sinh thì hiệu quả sẽ không cao và thường xuyên tái phát. Vậy nên, bác sĩ sẽ khuyến nghị thêm “Liệu pháp kích hoạt miễn dịch tế bào” là phương pháp hỗ trợ điều trị rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
🔰 Lộ trình chữa bệnh giang mai tại phòng khám đa khoa Thái Hà có 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xét nghiệm
Bước đầu tiên, bác sĩ cần lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để đem đi xét nghiệm, phân tích nhằm khẳng định xem có phải bệnh nhân mắc bệnh giang mai hay không.
- Bước 2: Khống chế xoắn khuẩn
Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm phá vỡ, loại bỏ cấu trúc của xoắn khuẩn, khiến xoắn khuẩn không có cơ hội phát triển, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn.
- Bước 3: Điều trị chuyên sâu
Bước này chủ yếu sử dụng kháng sinh đặc hiệu để loại bỏ, giải quyết nhanh các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, sử dụng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào để giúp phục hồi các tế bào mới một cách nhanh chóng.
- Bước 4: Tăng cường hệ miễn dịch
Đến bước cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng hồi phục các tế bào bị tổn thương, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh.
🔰 Ưu điểm của liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch trong điều trị giang mai:
- Sử dụng thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác vị trí, mức độ bệnh.
- Giúp cân bằng lại toàn bộ hệ miễn dịch, không gây tác dụng phụ.
- Kết hợp sử dụng thêm thuốc kháng sinh giúp mang lại hiệu quả cao, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Độ hiệu quả cao, giúp loại trừ nhanh chóng xoắn khuẩn Treponema Pallidum ra khỏi cơ thể.
🔰 Lưu ý trong điều trị bệnh giang mai
Trong suốt thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp việc chữa trị có hiệu quả:
- Nên chủ động đi thăm khám, chữa trị sớm, sử dụng đúng loại, đúng liều thuốc và nhớ uống thuốc theo đúng thời gian do bác sĩ chỉ định.
- Cần điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân để tránh tình trạng tái nhiễm.
- Tránh quan hệ tình dục trong thời gian chữa trị để tránh hiện tượng lây nhiễm chéo cho nhau.
- Tái khám sau khi đã điều trị khỏi bệnh.
6. Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai
Vi khuẩn giang mai có thể phá hủy toàn bộ cơ quan, lục phủ ngũ tạng con người nhanh chóng nếu không được điều trị sớm. Bên cạnh đó, bệnh cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân, cụ thể:
🔰 Củ giang mai
Củ giang mai là những nốt mụn thịt hình cung hoặc có hình nhẫn, nổi cao trên da, không đối xứng, có màu hồng đỏ, trơn, không đau, không ngứa, đôi khi có vảy giống vảy nến.
Củ giang mai hình thành ở mắt, niêm mạc, vùng da, miệng, mặt, bộ phận sinh dục, các cơ quan trong cơ thể… về sau hình thành nên các vết loét có thể gây hoại tử.
🔰 Gôm giang mai
Là những khối u có hình tròn, dạng sần sùi, mọc rải rác thành nhiều mảng to tại cơ, lưng, cổ, da hoặc ở xương của bệnh nhân. Ban đầu, gôm giang mai có thể cứng nhưng sau sẽ dần mềm và có hiện tượng chảy mủ.
🔰 Tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các vết loét do săng giang mai gây ra là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, nấm tấn công và phát triển. Khi đó, những bệnh nhân mắc phải loại bệnh này thường có nguy cơ cao mắc thêm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu…
🔰 Giang mai thần kinh
Đối với trường hợp này, xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công sâu vào khu vực thần kinh, não, tủy sống của bệnh nhân và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh.
Bệnh nhân khi này có thể gặp phải các biến chứng như suy giảm trí nhớ, động kinh, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, ảo giác, đau đầu mãn tính, đột quỵ, choáng váng, bại liệt, rối loạn tâm thần… và khó có thể làm việc, vận động.
🔰 Giang mai thị giác
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum khi xâm nhập vào mắt của bệnh nhân sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như các dị tật, tổn thương ngay ở đồng tử mắt. Điển hình thường gặp là hiện tượng nhỏ, hẹp đồng tử, đồng tử không bình thường.
Thậm chí, nhiều trường hợp bị xoắn khuẩn tấn công vào mắt còn bị mất phản xạ ánh sáng, khó nhìn, tầm nhìn thu hẹp, mắt mờ theo thời gian, nặng hơn là bị mù lòa vĩnh viễn.
🔰 Vấn đề về tim mạch
Giang mai tim mạch có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân như huyết áp giảm nhanh bất thường, mạch đập nhanh hơn bình thường, đau tim đột ngột.
Khi đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như hở động mạch vành, giãn cơ tim, phình động mạch chủ, thậm chí nghiêm trọng hơn là vỡ động mạch đe dọa đến tính mạng.
🔰 Rối loạn chức năng co thắt
Bệnh giang mai cũng dễ làm tổn thương các đốt từ 2 – 4 ở lưng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiểu tiện của bệnh nhân. Bệnh nhân khi đó thường có giảm giác muốn đi tiểu liên tục, nhiều lần nhưng không đi tiểu được, từ đó dẫn đến hiện tượng bí tiểu, tiểu khó kiểm soát, thậm chí là không kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân.
🔰 Biến chứng xương khớp
Bệnh giang mai tiến triển sang giai đoạn nặng, xoắn khuẩn Treponema Pallidum có thể tấn công vào cơ quan xương khớp và gây ra nhiều tổn thương, biến chứng cho cơ quan này như viêm khớp xương, gãy xương, thoát vị xương rất nguy hiểm.
🔰 Biến chứng ở phụ nữ mang thai
Thai phụ bị nhiễm bệnh giang mai trong thai kỳ, trở dạ thì không chỉ làm lây nhiễm sang cho thai nhi mà còn dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu…, thậm chí là gây tử vong cho thai nhi chỉ trong vòng 1 ngày.
🔰 Giang mai bẩm sinh (Congenital syphilis)
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Thời điểm bùng phát giang mai bẩm sinh thường là những trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Di chứng thường là nhẹ cân, nứt nẻ ở môi, viêm phổi, vàng da, thiếu máu, xương mềm, gan tụy sưng to, có nhiều vết ban đỏ ở da, hồng cầu giảm, suy nhược, viêm thận, nổi mụn nước…
- Trẻ trên 3 tuổi và người lớn: Biến chứng thường thấy là viêm giác mạc, trí nhớ chậm phát triển, trán lồi, điếc, đục giác mạc, mũi biến dạng, răng có dấu hiệu bất thường, mất trí nhớ, chậm phát triển, đau nhức xương, có sẹo ở miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục…
7. Phòng tránh bệnh giang mai như thế nào?
Ông cha ta có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người mắc giang mai dù nhẹ hay nặng đều có nguy cơ bị di chứng về sau. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh mà mọi người nên chú ý:
- Nên thực hiện lối sống tình dục lành mạnh, nên chung thủy 1 vợ 1 chồng. Đặc biệt là cần sử dụng các biện pháp bảo vệ mỗi khi quan hệ tình dục.
- Tránh sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm, khăn mặt… để tránh các dịch tiết, dịch mủ, máu có chứa xoắn khuẩn Treponema Pallidum của bệnh nhân lây cho mình và những người khác.
- Phụ nữ đã biết mình mắc giang mai thì không nên quan hệ tình dục và mang thai.
- Giữ gìn, vệ sinh cơ thể, bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách. Nên mặc loại quần lót thoáng mát, có khả năng hút ẩm tốt.
- Chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện, điều trị kịp thời bệnh.
- Phụ nữ đã mang thai mới biết mình mắc bệnh giang mai thì cần thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Trên đây là nội dung đại cương về nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị bệnh giang mai. Nếu có những triệu chứng bất thường trên cơ thể hãy đặt lịch hẹn khám tổng quát qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc click vào link chat ở cuối màn hình.
https://suckhoe24gio.webflow.io
Từ khóa cùng chủ đề: thời gian ủ bệnh giang mai có chữa được không, có ngứa không
Nguồn tham khảo nội dung:
- Syphilis - Symptoms and causes - Mayo Clinic (Truy cập nội dung ngày 10 tháng 4 năm 2023)
- STD | Syphilis Symptoms | MedlinePlus (Truy cập nội dung ngày 10 tháng 4 năm 2023)