Các phương pháp xét nghiệm giang mai RPR, TPHA & VDRL

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
28/9/2022
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến

Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm giang mai như rpr, tpha & vdrl giúp phát hiện xoắn khuẩn treponema pallidum chính xác. Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai không? Sau đây mời bạn đọc hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm syphilis là gì?

Các xét nghiệm bệnh giang mai

Xét nghiệm syphilis (xét nghiệm giang mai) là một loạt các xét nghiệm được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán, phát hiện đầy đủ mức độ, tình trạng bệnh giang mai.

Xét nghiệm syphilis được chỉ định cho các trường hợp đang nghi ngờ mắc phải bệnh giang mai. Thông qua đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân, giúp tránh gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Giang mai là một căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, đặc biệt là quan hệ không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng lây qua các vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua việc truyền, nhận máu.

Bệnh giang mai có thời gian phát triển kín đáo, phát triển qua rất nhiều giai đoạn nên rất khó để nhận biết. Các trường hợp xoắn khuẩn khi tấn công sâu vào cơ thể còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, đột quỵ, bại liệt, phình động mạch chủ, mù lòa, động kinh..., thậm chí là dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm giang mai khi nào?

Bệnh giang mai ở giai đoạn nặng gây hại trực tiếp đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, xương khớp, tim mạch…. có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng tới các địa chỉ, phòng khám uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm ngay.

Thông thường, các nhóm đối tượng sau nên làm xét nghiệm bệnh giang mai sau 3 tháng hoặc sớm hơn:

  • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình.
  • Không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục đồng tính, nam – nam, nữ - nữ.
  • Người hành nghề mại dâm.
  • Có các biểu hiện nghi ngờ là của bệnh giang mai như các vết loét đỏ ở bộ phận sinh dục, nổi các nốt ban, có hiện tượng viêm loét, nốt sần, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, nổi nhiều hạch...

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai nhằm sàng lọc, chẩn đoán cụ thể căn bệnh này, từ đó giúp đưa ra cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được các chuyên gia sử dụng:

Xét nghiệm giang mai sử dụng kính hiển vi trường tối

Soi kính hiển vi là phương pháp bác sĩ sẽ chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm giang mai ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới xuất hiện do ở giai đoạn này, xoắn khuẩn chưa xâm nhập được sâu vào máu, các cơ quan trong cơ thể.

Mẫu bệnh phẩm được bác sĩ sử dụng là các mảnh niêm mạc có ở vết loét, dịch trong hạch, dịch ở âm đạo, niệu đạo của bệnh nhân rồi đem soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm, quan sát được hình thái, sự tồn tại của xoắn khuẩn.

Phương pháp xét nghiệm này thường cho kết quả nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, yêu cầu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện cần có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để đảm bảo kết quả diễn ra chính xác.

Xét nghiệm RPR là gì?

Xét nghiệm RPR (viết tắt của Rapid Plasma Reagin) là một loại xét nghiệm giang mai được thực hiện dựa vào nguyên lý kháng thể tự nhiên của cơ thể. Đó là khi bị nhiễm bệnh giang mai, cơ thể bệnh nhân sẽ tự sản sinh ra các kháng thể có nhiệm vụ chống lại xoắn khuẩn. Vì vậy, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết được cụ thể có phải bệnh nhân mắc phải bệnh giang mai hay không.

Đồng thời, xét nghiệm RPR cũng giúp bác sĩ theo dõi, kiểm tra quá trình điều trị dành cho bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, từ đó giúp đánh giá độ hiệu quả khi điều trị. Nếu số kháng thể giảm thì có thể hiểu rằng phương pháp mà bệnh nhân đang điều trị bệnh có hiệu quả, còn nếu số kháng thể tăng hoặc không thay đổi thì bác sĩ cần đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể không không tạo ra kháng thể chống lại xoắn khuẩn, tức là cho kết quả dương tính giả như phụ nữ đang có thai trên 7 tháng, bệnh nhân mắc bệnh sốt rét, thận hư. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tiến hành làm lại xét nghiệm này để kiểm tra cụ thể.

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Xét nghiệm giang mai TPHA được sử dụng nhằm mục đích phát hiện ra sự tồn tại của xoắn khuẩn treponema pallidum trong huyết thanh từ máu của bệnh nhân. Xét nghiệm này hoạt động chủ yếu dựa vào nguyên lý của phản ứng ngưng kết và bao gồm 2 loại xét nghiệm chính là xét nghiệm TPHA định tính và TPHA định lượng với độ chính xác, hiệu quả cực kỳ cao.

Trường hợp kết quả là âm tính, tức là bệnh nhân không mắc bệnh giang mai. Nhưng nếu kết quả là dương tính, nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh. Trường hợp bệnh nhân không có quan hệ tình dục nhưng kết quả vẫn là dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác.

  • Xét nghiệm TPHA định tính: Đây là loại xét nghiệm thử phản ứng để kiểm tra xem có kháng thể chống lại bệnh giang mai của cơ thể bệnh nhân hay không. Thông thường, những bệnh nhân đi thăm khám bệnh lần đầu sẽ làm xét nghiệm này và nhận được kết quả sau khoảng 24 giờ.
  • Xét nghiệm TPHA định lượng: Loại xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể có trong huyết thanh của bệnh nhân. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời kiểm tra độ hiệu quả của phương pháp đang điều trị.

Xét nghiệm giang mai VDRL là gì?

VDRL cũng là một trong những phương pháp xét nghiệm giang mai được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh, từ đó giúp đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho những trường hợp nghi ngờ mắc phải bệnh giang mai. Xét nghiệm này phần lớn được thực hiện ở máu hoặc dịch tủy sống của bệnh nhân.

Khi kết quả xét nghiệm VDRL là âm tính, hiểu đơn giản là bệnh nhân không mắc phải bệnh giang mai. Còn khi kết quả là dương tính, có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán rõ hơn.

Phương pháp này được đánh giá là có độ hiệu quả, an toàn cao, mức chi phí thấp và giúp theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cho bệnh nhân. Do đó, các trường hợp cần sàng lọc cộng đồng để chẩn đoán bệnh giang mai đều tiến hành làm xét nghiệm này.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Ngay khi có những biểu hiện, triệu chứng của bệnh giang mai, bệnh nhân cần đi thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt. Thông thường, khi phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ thì việc chẩn đoán, điều trị sẽ diễn ra có hiệu quả, đơn giản hơn.

Về vấn đề xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác, các chuyên gia cho biết:

  • Thời gian làm xét nghiệm: Trong giai đoạn xoắn khuẩn ủ bệnh, việc chẩn đoán bệnh thường không dễ dàng. Nếu bệnh nhân đi kiểm tra quá sớm thì sẽ nhận được kết quả âm tính giả, và bác sĩ sẽ tiến hành làm lại xét nghiệm lần 2 sau 3 tháng để chẩn đoán bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên đi kiểm tra sau khoảng 12 tuần sau khi có quan hệ tình dục không an toàn để nhận được kết quả chính xác.
  • Địa chỉ, thiết bị máy móc xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm cũng phụ thuộc vào các loại máy móc, thiết bị y tế, phương pháp làm xét nghiệm. Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ làm xét nghiệm uy tín, chất lượng để chẩn đoán bệnh.

Bài viết cùng chủ đề:

Test nhanh giang mai có chính xác không?

Hiện nay, nhiều người thường tự kiểm tra xem có phải mình mắc bệnh giang mai không qua sử dụng que test nhanh giang mai. Theo nghiên cứu, các loại test nhanh có thể giúp sàng lọc, phát hiện ra bệnh nhưng không có hiệu quả bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Do đó, bệnh nhân nên chủ động tới các phòng khám uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm cụ thể khi không may mắc phải bệnh giang mai.

Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai trên que test nhanh TP Syphilis:

Sau khi làm test nhanh xét nghiệm bệnh giang mai, bệnh nhân có thể đọc kết quả như sau:

  • Kiểm tra chất lượng của mẫu thử: Nhằm đảm bảo giá trị làm xét nghiệm, đồng thời vạch Control phải hiển thị.
  • Nếu vạch Control không đổi sang màu hồng hoặc màu đỏ, test nhanh này không có giá trị, không có hiệu quả và bắt buộc cần làm lại.
  • Mẫu không phản ứng: Vùng Control sẽ có một vạch màu hồng, tức là kết quả âm tính.
  • Mẫu phản ứng: Ở vùng Control có một vạch màu hồng và ở vùng patient có một vạch màu hồng, tức là kết quả dương tính.

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về các phương pháp xét nghiệm giang mai giúp phát hiện xoắn khuẩn treponema pallidum trong cơ thể. Khi muốn đi làm xét nghiệm, mọi người nên lưu ý lựa chọn những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để kết quả được chính xác. Phòng khám đa khoa Thái Hà thăm khám & xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai chỉ với 320.000 đồng. Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0325 780 327 hoặc click vào tư vấn cuối màn hình.

Từ khóa tìm kiếm: thời gian xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả