11 tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe người Việt

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:
12/4/2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Lại Kiều Hoa

Trà hoa cúc là một loại đồ uống thơm ngon, thanh mát giúp giải nhiệt cơ thể và trị mất ngủ hiệu quả. Ngoài ra, trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe? Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Trà hoa cúc là gì?

Trà hoa cúc thực chất là một loại trà được chế biến từ hoa cúc, tên khoa học là Chrysanthemum Indicum và họ là Asteraceae. Loại trà này thường có vị đắng, tính bình hoặc hơi hàn và có tác dụng chủ yếu lên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Ngoài ra, nó cũng có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, giảm mụn, bổ não, chữa đau họng, hạ sốt, chữa suy nhược thần kinh và giúp quy kinh phế, can, tỳ.

Trong hoa cúc thường chứa nhiều thành phần khác nhau như: Bisabolol, Thymol, Flavones, Tricosane, Apigenin, Riboflavin, sắt, chất xơ, natri, magie, kali, kẽm, mangan... Theo nhiều nghiên cứu từ dược lý, hoa cúc còn có khả năng ức chế hoạt động của một số hại khuẩn như vi khuẩn gây bệnh thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, các loại nấm ngoài da, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A...

Trà hoa cúc có tác dụng gì? Tổng hợp 11 tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe

Trà hoa cúc là thức uống có mùi thơm dịu giúp thanh lọc cơ thể và an thần rất tốt. Dưới đây là những tác dụng của trà hoa cúc đã được khoa học chứng minh.

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trà hoa cúc thường chứa nhiều một loại chất chống oxy hóa có tên là flavones, có khả năng làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu. Từ đó, giúp làm dịu đi những cơn đau khó chịu ở ngực do bệnh động mạch vành gây ra. Điều này cực kỳ tốt đối với những ai đang có tiền sử, bị đau thắt ngực hoặc mắc các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các biểu hiện có liên quan như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và làm giảm huyết áp.

2. Giải cảm, hạ sốt

Một trong những tác dụng của loại trà được làm từ hoa cúc đó là giúp giải cảm. Y học cổ truyền đã dùng loại trà này để chữa các chứng như cảm lạnh, nhức đầu, sốt cao và phong hàn.

Nếu không may bị cảm lạnh do đi mưa ướt hoặc do thời tiết thay đổi thất thường, bạn chỉ cần pha một ấm trà nhỏ có chứa hoa cúc khô, hoa kim ngân và lá bạc hà để uống. Cách này sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ho, nhức đầu... một cách nhanh chóng.

3. Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Trà hoa cúc có tính mát, có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt. Nếu các bạn chẳng may thấy nóng trong người, ngứa như kim châm và phát ban đỏ. Bạn chỉ cần uống nước trà pha với hoa cúc thường xuyên hàng ngày (khoảng 2 – 3 giờ uống 1 lần), kiên trì uống cho đến khi cơ thể hết các nốt ban.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng nổi phát ban, mọi người cần tránh ăn các loại đồ ăn, thực phẩm có tính cay nóng, chú ý rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

4. Cải thiện sức khỏe đôi mắt

Ít ai biết rằng, uống trà hoa cúc lại cực kỳ tốt cho đôi mắt của con người. Với những người có tầm nhìn, thị lực yếu, mắt bị mờ, nhìn không rõ thì loại trà này giúp khắc phục một cách hiệu quả.

Trường hợp bạn thường xuyên bị khô, đau, mỏi mắt do phải làm việc liên tục với máy tính, đọc sách thì hãy ưu tiên sử dụng loại trà tuyệt vời này mỗi ngày.

5. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Một nghiên cứu tại Mỹ cho biết, trà hoa cúc có chứa apigenin, một chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển, lan rộng của tế bào ung thư, đồng thời giúp đẩy nhanh hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, loại trà này cũng có khả năng chống lại được nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ở đường tiêu hóa, ung thư da, ung thư vú, ung thư tử cung...

Thực tế, những người thường xuyên uống trà hoa cúc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường thấp hơn so với những ít hoặc không uống.

6. Hỗ trợ điều trị mất ngủ

Trà hoa cúc có tác dụng gì? Trà hoa cúc còn chứa nhiều thành phần giúp điều trị chứng mất ngủ rất hiệu quả. Bởi chúng sẽ giúp tinh thần trở nên thoải mái, thư giãn, làm dịu đi những biểu hiện căng thẳng, hồi hộp và nó được coi như một vị thuốc an thần hiệu quả, đơn giản.

Do đó, bạn chỉ cần sử dụng một tách trà hoa cúc đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ sẽ có được một giấc ngủ sâu, ngon hơn và không hề bị trằn trọc giữa đêm đâu đấy.

7. Tiêu độc, nhuận gan

Khi kết hợp trà hoa cúc với bồ công anh, hoa kim ngân, ta sẽ có được một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan khá hiệu quả. Đồng thời, nó còn chứa thành phần đặc biệt giúp chữa ghẻ ngứa, mụn nhọt và bệnh viêm gan cấp tính. Bạn cũng cần sử dụng loại trà này thường xuyên để giúp ngăn ngừa mụn nhọt, giúp da trở nên căng mọng, khỏe mạnh từ bên trong.

8. Chữa đau bụng kinh nguyệt

Trà hoa cúc cũng chứa thành phần giúp làm giảm hiện tượng co thắt ở tử cung, từ đó giúp làm dịu hiệu quả các cơn đau bụng khó chịu khi nữ giới đến kỳ hành kinh.

Ngoài ra, loại hoa này còn có đặc tính chống viêm giúp làm giảm đi cơn đau bụng kinh, làm giảm cường độ của các cơn co thắt và làm giãn cơ. Vì vậy, chị em có thể sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu từ hoa cúc bôi nhẹ vào bụng dưới khi đến ngày rụng dâu.

9. Hỗ trợ tiêu hóa

Trà hoa cúc còn được coi như một vị thuốc tốt giúp hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến tiêu hóa. Nguyên nhân là do chúng chứa thành phần giúp làm giảm hiện tượng co thắt ở trong dạ dày, giúp giải phóng lượng khí dư thừa có trong đường tiêu hóa.

Việc uống loại trà này thường xuyên sẽ giúp phòng tránh, ngăn ngừa chứng đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, nó còn giúp làm giảm đi những cơn đau, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho những người mắc bệnh về dạ dày, bị rối loạn đường ruột.

10. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Uống trà hoa cúc còn giúp cân bằng, ổn định nồng độ insulin và glucose trong cơ thể, giúp phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, thức uống này cũng giúp kiểm soát, cân bằng lượng đường trong máu, cực kỳ tốt cho những người bị tiểu đường mãn tính, tiểu đường lâu năm.

11. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Uống trà hoa cúc cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp hệ miễn dịch hoạt động được tốt hơn. Vì vậy, mọi người nên sử dụng chúng đều đặn hàng ngày để giúp phòng tránh cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của các tác nhân có hại từ bên ngoài.

Ngoài ra, thức uống từ trà hoa cúc còn mang lại rất nhiều tác dụng khác cho sức khỏe như trị cơn đau đầu, trị khô và hôi miệng, làm dịu hệ thần kinh và giúp ổn định tâm trí.

Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống trà hoa cúc cũng như một số loại trà khác là sau khi ngủ dậy, sau khi ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên mọi người nên ưu tiên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại thức uống khác, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ví dụ:

  • Sau khi ăn mặn: Khi ăn mặn, lượng muối trong cơ thể sẽ tăng cao, bạn cần uống trà để giúp trung hòa, giúp đào thải nhanh chóng lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Việc uống trà từ hoa cúc thường xuyên còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Sau khi ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ: Đây cũng là thời điểm mà bạn nên uống một tách trà làm từ hoa cúc, bởi chúng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hiệu quả hơn, giúp phòng tránh hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
  • Sau khi vận động: Tất nhiên, khi vận động xong, cơ thể sẽ khá là mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều, thậm chí là dễ bị choáng váng, mất sức. Khi đó, hãy uống một ly trà hoa cúc thơm dịu để bù lại nước cho cơ thể, đồng thời giúp giảm nồng độ máu và giảm hiện tượng đau nhức ở các bắp thịt.

Uống trà hoa cúc nhiều có tốt không?

Mặc dù biết rằng trà hoa cúc mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có nhiều người băn khoăn không biết có nên uống nhiều hay không?

Theo các chuyên gia, mọi người nên bổ sung trà hoa cúc vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được bệnh tật.

Loại trà này hoàn toàn không chứa caffeine nên có thể sử dụng để chăm sóc sức khỏe. Do đó, bạn không cần phải lo lắng là khi sử dụng sẽ bị trầm cảm, đau nhức hay mất ngủ.

Thực tế, nhiều người thường có thói quen uống trà hoa cúc thay nước lọc hàng ngày. Việc làm này khá đúng nhưng bạn cần lưu ý, chỉ nên uống tối đa 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày mà thôi.

Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên sử dụng lượng hoa cúc khô vừa đủ để pha trà uống, nghĩa là nên sử dụng khoảng 30g hoa khô pha cung 2 lít nước mỗi ngày, không sử dụng nhiều hơn nhé.

Những ai không nên uống trà hoa cúc?

Trà hoa cúc có tính mát nên những người bị chân tay lạnh, tiêu chảy, chướng bụng, ớn lạnh, đau đầu, người có thể trạng yếu thì không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, cần tránh uống trà sau khi vận động nặng, khi đang đói bởi sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách pha trà hoa cúc đơn giản, nhanh chóng giúp cải thiện giấc ngủ

Cách pha trà hoa cúc rất đơn giản có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo một vài cách pha trà đơn giản, tiện lợi và cực kỳ tốt sau:

Trà hoa cúc mật ong

Nguyên liệu: Trà hoa cúc khô, mật ong, đá viên, nước sôi

Dụng cụ: Bình trà, muỗng, rây lọc, ấm nước

Cách thực hiện:

  • Cho hoa cúc khô vào bình trà, rót nước sôi và dùng muỗng sạch khuấy đều. Đem ủ trong 20 phút rồi dùng rây lọc bỏ phần xác, bã.
  • Cho mật ong vào ly thủy tinh, sau đó cho thêm nước cốt trà vào, dùng muỗng khuấy đều tay.
  • Cuối cùng, cho thêm một chút đá viên rồi thưởng thức.
  • Thành phẩm nhận được là một tách trà có màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm rất dễ chịu cùng vị ngọt thanh đặc trưng của mật ong.

Trà hoa cúc mật ong long nhãn

Nguyên liệu: Hoa cúc sấy khô, long nhãn, mật ong hoa hồng, mứt hoa cúc, nước sôi

Dụng cụ: Bình trà, muỗng, rây lọc, ấm nước

Cách thực hiện:

  • Để khử mùi ẩm mốc của hoa cúc khô, cần cho hoa vào một ly rồi cho khoảng 10ml nước sôi vào, khuấy nhẹ rồi lọc bỏ phần nước bằng rây.
  • Đối với long nhãn cũng làm tương tự, chần qua một lần nước sôi rồi dùng rây lọc sạch nước.
  • Tiếp theo, cho hoa cúc và long nhãn cùng mứt, mật ong vào bình trà sạch.
  • Cho vào bình trà một chút nước sôi, dùng muỗng khuấy đều tay cho mật ong, mứt tan đều rồi ủ trong vòng 20 phút.

Thành phẩm nhận được là một ly trà hoa cúc long nhãn có mùi thơm dịu của hoa, vị ngọt nhẹ của mứt và mật ong hòa tan cùng nhau.

Trà hoa cúc kỷ tử

Nguyên liệu: kỷ tử, hoa cúc khô, nước sôi

Dụng cụ: Bình trà, ly, ấm đun.

Cách thực hiện:

  • Cho hoa cúc khô cùng kỷ tử vào bình sạch.
  • Cho nước sôi vào, đậy kín và ủ trong 30 phút để kỷ tử và hoa cúc ra hết nước cốt.
  • Rót trà ra ly sạch và thưởng thức.

Thành phẩm nhận được là một ly trà hoa cúc kỷ tử với mùi thơm nồng nàn, dịu nhẹ cùng vị ngọt đặc trưng của kỷ tử.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp mọi người biết rõ những tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe người Việt. Do đó, để cải thiện sức khỏe, mọi người nên tập cho mình một thói quen uống loại trà này với liều lượng phù hợp nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. Do Flavonoids Reduce Cardiovascular Disease Incidence or Mortality in US and European Populations? - Ngày truy cập 12/04/2023
  2. Apigenin: A Promising Molecule for Cancer Prevention - Ngày truy cập 12/04/2023
  3. Chrysanthemum Indicum - Ngày truy cập 12/04/2023