Lá trầu không có tác dụng gì? 11 công dụng của lá trầu không

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
12/4/2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Lại Kiều Hoa

Lá trầu không có tác dụng gì? Lá trầu không được sử dụng để hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý như: viêm phụ khoa, bệnh trĩ, giun kim, viêm tai giữa, trị nám,.... Bài viết sau đây xin tổng hợp 11 công dụng của lá trầu không trong y học nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Tổng quan về lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng gì?

🔰 Tìm hiểu chung:

Cây trầu không là loại cây thuộc họ hồ tiêu, tên khoa học là Piper betle và có nhiều tên gọi khác như thược tương, trầu cay, thổ lâu đằng, trầu lương.

Đây là loại cây mọc leo, thân nhẵn nên khi trồng bắt buộc phải có giá thể. Thông thường, giá thể chính của loại cây này là cau hoặc có giàn đỡ, tường nhà, cây gỗ.

Lá trầu không thường mọc so le, ở các cuống lá thường có bẹ, phiến lá có hình trái xoan với chiều rộng từ 6 – 9cm, chiều dài từ 10 – 13cm. Phía cuống của lá có hình trái tim, đầu nhọn, lá có khoảng 5 gân. Nếu đem soi lá dưới ánh sáng sẽ thấy có nhiều điểm chứa tinh dầu nhỏ.

Hoa của cây trầu không thường mọc thành bông, quả tròn, mọng và có lông ở trên đỉnh. Phần lớn loại cây này được trồng để lấy lá.

🔰 Phân bố và nơi trồng:

Là một loại cây thực vật nhiệt đới phổ biến ở khu vực châu Á, người ta cũng trồng rộng rãi chúng ở các quốc gia như Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan, Sri Lanka, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác. Còn ở nước ta, loại cây này được trồng ở mọi nơi, từ bắc vào nam.

🔰 Bộ phận được sử dụng:

Thông thường, người ta trồng cây trầu không để sử dụng lá ăn trầu, sử dụng tươi, có nơi còn xay thành bột để bảo quản và sử dụng dần.

🔰 Thành phần hóa học:

Trong lá trầu không các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 0,8 – 1,8% tinh dầu (đôi khi lên tới 2,4%) cùng một số thành phần hóa học đa dạng như:

  • Methyl eugenol
  • Betel – phenol
  • Cadinen
  • Piper Betle A và B
  • Carbohydrate
  • Vitamin
  • Axit amin ...

Lá trầu không có tác dụng gì?

Với những thành phần hóa học đặc biệt, lá trầu không mặc dù chỉ là một loại thảo dược dân dã nhưng lại có chứa rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người, đặc biệt nó còn là một loại dược liệu quý cả với đông y lẫn tây y, cụ thể:

🔰 Tác dụng của lá trầu không trong y học hiện đại:

Lá trầu không trong y học hiện đại có những tác dụng sau:

  • Nhờ thành phần tinh dầu và cao chiết lá được coi như một loại kháng sinh mạnh có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn như: Staphylococcus albus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, S. Stelleroidea, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae...
  • Ngăn ngừa hiện tượng co thắt cơ trơn, ức chế hiện tượng tăng nhu động ruột, ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Hỗ trợ làm lành các tổn thương, vết thương nhanh chóng.
  • Có khả năng khử trùng tốt nhờ thành phần Chavicol trong lá trầu không.
  • Chống quá trình oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại các độc tính tế bào. (1)
  • Tiêu diệt hiệu quả khối u bất thường trong thực nghiệm động vật.
  • Nhờ hàm lượng dẫn xuất phenol cao giúp mang lại chiết xuất, tỷ trọng cao.

🔰 Công dụng của lá trầu không trong y học cổ truyền:

Lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng, tính ấm giúp tiêu viêm, lưu thông khí huyết, sát trùng, chữa đờm, trừ phong thấp. Ngoài ra, nó cũng có nhiều công dụng khác như:

  • Trị chứng ợ hơi, sôi bụng, đầy hơi, đau bụng.
  • Chữa hen suyễn, cảm mạo khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, bỏng, chữa tiêu đờm.
  • Cải thiện chứng hắc lào, trị ghẻ ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, mề đay, vết thương nhiễm trùng có mủ gây đau, nhức.
  • Chữa viêm họng, đau răng, sâu răng, viêm chân răng có mủ, hôi miệng.
  • Dùng để chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, bong gân, sai khớp, trị bạch hầu.

Tổng hợp 11 tác dụng của lá trầu không trong chữa bệnh

Tổng hợp 11 tác dụng của lá trầu không trong chữa bệnh

Chúng ta thường sử dụng lá trầu không bằng cách giã nát lá tươi đem đắp, ngâm với nước, sắc lên... để chữa bệnh. Vậy lá trầu không chữa bệnh gì, mời bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé! (2)

1. Lá trầu không chữa viêm phụ khoa

Nhiều chị em thường có thói quen rửa vùng kín bằng lá trầu không để chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giúp làm giảm đi các biểu hiện ngứa ngáy, đau rát hoặc các bệnh về đường tiết niệu khi gặp phải. Nguyên nhân là do trong lá trầu chứa thành phần flavonoid có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Do đó, người ta cũng sản xuất ra nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chiết xuất từ lá trầu không với liều lượng phù hợp.

Chị em có thể chuẩn bị sẵn 10 lá trầu không đã rửa sạch rồi đun cùng một chút nước. Lấy nước đó đem vệ sinh vùng kín từ 5 – 10 phút, nên thực hiện đều đặn mỗi tuần khoảng 2, 3 lần để làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh phụ khoa.

2. Trị nám bằng lá trầu không

Các hoạt chất của lá trầu được biết đến là có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào mới, làm mờ nhanh các vết, đốm thâm sạm, hỗ trợ đẩy nhanh hắc tố melanin ra ngoài. Nhờ đó, loại lá này cũng được nhiều chị em sử dụng để trị nám da.

Cách chữa nám bằng lá trầu không rất đơn giản: Chỉ cần sử dụng từ 8 – 10 lá đun với chút nước rồi tiến hành xông trực tiếp lên mặt. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp đánh tan các vết nám, tàn nhang xấu xí trên da mặt.

3. Chữa vết thương

Trong lá trầu không chứa các hoạt chất chống oxy hóa gốc phenol có nhiều hiệu quả trong việc làm làm vết thương. Do đó, từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá trầu trong việc cầm máu, làm lành vết thương ở ngoài da khi chưa có thuốc như thời bây giờ.

Có thể giã nát một nắm lá trầu không rồi đắp lên khu vực có vết thương. Dùng gạc sạch băng lại, sau khoảng vài ngày, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Hoặc có thể đun nước lá rồi dùng để rửa vết thương hàng ngày cũng đều được.

4. Chữa mụn nhọt

Với khả năng sát khuẩn, chống viêm cực kỳ cao, lá trầu không cũng là một vị thuốc được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng để chữa mụn nhọt, viêm da cơ địa, dị ứng, mẩn ngứa mà đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

Bạn có thể lấy một nắm lá trầu không hoặc đem kết hợp với hoa dâm bụt, lá thồm lồm rồi đem giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí, khu vực có mụn. Thực hiện ngày 1 lần sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng nổi mụn.

5. Chữa tiểu rắt

Nếu ai đang gặp phải các biểu hiện như tiểu rắt, tiểu buốt, khó chịu khi đi tiểu thì có thể tham khảo cách chữa từ lá trầu không. Nguyên nhân là do trong lá trầu chứa hoạt chất có tên là polyphenol có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, sát khuẩn và hỗ trợ làm lành các vết thương một cách nhanh chóng.

Bạn chỉ cần lấy phần lá, thân, rễ của lá trầu không cùng rễ cau rồi đem sắc lấy nước uống hàng ngày, các biểu hiện khó chịu sẽ không còn nữa.

6. Chữa sai khớp, bong gân

Lá trầu không có khả năng chống sưng, viêm hiệu quả nên được nhiều người sử dụng để chữa sai khớp, bong gân khi không may gặp phải.

Khi bị bong gân, bạn hãy lấy một nắm lá trầu không, nghệ tươi, lá rẻ quạt, cúc tần rồi giã nát, trộn cùng một chút rượu trắng hoặc giấm rồi thoa nhẹ nhàng vào khu vực đau sưng. Chú ý thay băng sau khoảng 2 – 3 ngày/lần.

7. Xông mắt bằng lá trầu không chữa đau mắt đỏ

Lá trầu không cũng được biết đến là có công dụng trong việc chữa đau mắt đỏ nhờ vào khả năng sát khuẩn, giảm ngứa. Khi kiên trì sử dụng, bạn sẽ thấy dễ chịu, thoải mái hơn và không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Khi bị đau mắt đỏ, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn vài chiếc lá trầu không với lá dâu rồi vò nát 2 loại với nhau. Sau đó, cho vào một chiếc bát sạch, lấy nước sôi đổ vào rồi dùng để xông bên mắt bị đau trong khoảng 3 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần, dùng phần nước để rửa mặt như bình thường.

8. Bài thuốc chữa nấm kẽ chân

Lá trầu không có chứa Betel-phenol và Chavicol được biết đến là có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cực kỳ mạnh. Do đó, nếu bạn nào không may bị nấm kẽ chân hoặc gặp phải tình trạng nước ăn chân gây khó chịu, ngứa ngáy thì hãy lấy một nắm lá trầu, lá ráy rồi đun với nước. Dùng nước đó để rửa chân hàng ngày sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh.

9. Uống lá trầu không chữa đau họng

Trong lá trầu không chứa hoạt chất polyphenol có tác dụng chống viêm, sát khuẩn cực kỳ tuyệt vời. Nhờ vậy mà ông cha ta sử dụng lá trầu để chữa chứng đau họng, viêm họng cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Để chữa đau họng, bạn cần giã nát một nắm lá trầu với một thìa mật ong. Lấy hỗn hợp này ngậm trong họng từ 10 – 15 phút để giúp giảm đi cảm giác đau rát, khó chịu ở họng do vi khuẩn gây ra.

10. Đắp lá trầu không giảm đau lưng

Các bạn muốn chữa đau lưng cần chuẩn bị sẵn một vài lá trầu không tươi rồi rửa sạch với nước. Tiếp theo, hơ lá trầu trên lửa nóng với nhiệt độ phù hợp rồi đắp vào khu vực lưng đau. Hoặc có thể giã nát lá trầu rồi trộn đều với dầu dừa rồi đắp vào vùng lưng đau là được.

11. Điều trị cảm mạo

Lá trầu không có tính ấm, nóng nên nhiều người khi bị cảm mạo, cảm lạnh do thời tiết thay đổi thường sử dụng loại lá này để chữa. Có thể lấy một nắm lá rồi đem giã nát, lấy khăn xô bọc lại rồi chà xát nhẹ dọc theo sống lưng giống như việc cạo gió sẽ thấy các dấu hiệu khó chịu giảm đi rõ rệt.

Liều dùng thông thường của lá trầu không là bao nhiêu?

Các bạn nên sử dụng lá trầu không trong khoảng 8 – 10g/1 ngày. Mọi người có thể dùng để sắc, ngâm lá với nước hoặc giã nát lá lấy để đắp đều được.

🔰 Có thể bạn quan tâm:

Khi dùng lá trầu không làm thuốc, bạn nên lưu ý những gì?

Trong quá trình sử dụng lá trầu không, để đảm bảo an toàn, giúp tránh các vấn đề không mong muốn, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Các bạn không nên sử dụng lá trầu không quá nhiều bởi có thể bị mất vị giác, buồn nôn, nhức đầu, khô môi, không tốt cho hệ tiêu hóa...
  • Trẻ em, người lớn tuổi khi muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng không nên sử dụng loại dược liệu này.
  • Không nên dùng song song lá trầu không khi đang trong thời gian sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng để chữa bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các biểu hiện bất thường, cần dừng ngay và đi thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trên đây là nội dung phản hồi cho câu hỏi: Lá trầu không có tác dụng gì? Tuy nhiên, mọi người cũng không nên tự ý sử dụng loại thảo dược này để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu muốn sử dụng, mọi người nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

https://suckhoe24gio.webflow.io

Từ khóa cùng chủ đề: uống nước lá trầu không có tác dụng gì | tác dụng của lá trầu không với vùng kín | dung dịch vệ sinh phụ nữ lá trầu không | lá trầu không rửa vùng kín có tác dụng gì | lá trầu không có tác dụng gì với da mặt