Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Top 20+ thực phẩm bác sĩ khuyên dùng
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi được nhiều phụ nữ có thai quan tâm tìm kiếm. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé yêu. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu tiên là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của phôi thai. Để có câu trả lời phù hợp, mời các mẹ cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần ăn bao nhiêu là đủ?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi đây được coi là thời điểm mà cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi, đồng thời thai nhi cũng đang hình thành trong buồng tử cung. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng.
Mẹ cần chú ý bổ sung thêm protein, vitamin cùng các loại khoáng chất như sắt, magie, acid folic, photpho... sẽ giúp cơ thể mẹ có thêm sức đề kháng, ngăn ngừa hiện tượng thiếu sắt, cải thiện các biểu hiện ốm nghén và đặc biệt là giúp phòng tránh dị tật cho thai nhi.
Tuy nhiên, không có nghĩa là cứ phải ăn nhiều, ăn cho 2 người. Bởi thai nhi trong giai đoạn này chỉ cần hấp thu được các dưỡng chất cần thiết. Theo các chuyên gia, các mẹ nên nạp tối đa 2000 calo mỗi ngày, không quá ít cũng không quá nhiều. Nếu mẹ bầu thuộc các đối tượng đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Thai phụ cần lựa chọn những loại thực phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mình và em bé trong bụng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
1. Thịt nạc
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Thịt nạc là loại thực phẩm đầu tiên mà các mẹ nên bổ sung trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai. Phần lớn các loại thịt đều có hàm lượng protein dồi dào, ví dụ như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt... Bên cạnh đó, chúng cũng có nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, choline và các loại vitamin nhóm B.
Chính những dưỡng chất này sẽ giúp phòng tránh hiện tượng thiếu sắt cho cả mẹ và con, đồng thời giúp cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
2. Trứng
Trứng gà hàm lượng choline, protein, canxi, đạm và vitamin D được coi là một loại thực phẩm cực kỳ cần thiết cho những mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu. Bởi nó vừa giúp hệ trí não phát triển toàn diện, vừa giúp xương của thai nhi trở nên chắc khỏe, đồng thời giúp ngăn ngừa các dị tật ở não và cột sống.
Ngoài trứng gà, cũng có khá nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau rằng nếu ăn trứng ngỗng thì sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào chứng minh cho vấn đề này. Mặc dù trứng ngỗng chứa nhiều chất béo hơn nhưng lại chứa rất ít protein. Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn trứng ngỗng sẽ rất dễ bị dư thừa chất béo.
Lưu ý, mẹ bầu nên ăn trứng với liều lượng vừa đủ, chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả trứng trong một tuần mà thôi. Tránh ăn quá nhiều trứng bởi sẽ dễ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm, từ đó dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
3. Khoai lang
Khoai lang là một loại củ cực kỳ giàu beta-caroten (tiền vitamin A), đặc biệt là loại khoai lang nghệ. Theo nghiên cứu, một củ khoai lang có chứa tới 400% lượng vitamin A cho cơ thể. Chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu và cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Không những vậy, thành phần tinh bột có trong khoai lang còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng tránh táo bón và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu.
Chính vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung khoai lang vào thời kỳ nhạy cảm này thay vì bổ sung vitamin A có nguồn gốc từ nội tạng động vật. Với những mẹ nào sợ tăng cân quá nhiều trong và sau sinh, khoai lang cũng là một sự lựa chọn phù hợp đấy.
4. Các loại rau tốt cho bà bầu
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Câu trả lời đó chính là các loại rau có màu xanh, điển hình như như bông cải xanh, rau chân vịt, bông atiso, súp lơ, rau lang, cải ngọt...
Bởi chúng thường rất giàu vitamin, chất xơ, sắt, canxi, folate cùng các khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị tiểu đường cho mẹ bầu, hỗ trợ phát triển trí não và cột sống cho thai nhi.
Ngoài ra, chất xơ có trong các loại rau xanh còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón trong suốt thời gian thai kỳ.
5. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Từ xa xưa, sữa luôn là một loại thức uống cực kỳ quen thuộc có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Đặc biệt đối với những ai đang mang thai, sữa là một loại thực phẩm cực kỳ cần thiết bởi chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, ví dụ như kẽm, sắt, canxi, DHA, chất béo, chất đạm...
Với phụ nữ mang thai, việc bổ sung ít hoặc không đủ canxi, protein thì thai nhi có thể khó phát triển được toàn diện. Và tất nhiên, sữa lại rất giàu những khoáng chất đó nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi bằng cách sử dụng sữa và các chế phẩm làm từ sữa.
Mẹ bầu nên lựa chọn loại sữa chua Hy Lạp, loại sữa chứa hàm lượng canxi cao hơn so với các loại sữa khác. Lưu ý, để đảm bảo an toàn, mẹ tránh sử dụng loại sữa chưa qua quá trình tiệt trùng nhé.
6. Các loại trái cây
Nếu chưa biết mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, các mẹ có thể bổ sung một số loại trái cây có múi chứa nhiều chất xơ, vitamin C, sắt như cam, quýt, bưởi, vú sữa, thanh long, xoài... để giúp cải thiện cảm giác chán ăn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hấp thu sắt và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây giàu vitamin K như kiwi, mâm xôi, chuối, nho, mận... cũng được coi là sự lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu. Chúng giúp bổ sung năng lượng và giảm thiểu chứng chuột rút rất tốt.
Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn đu đủ chín bởi loại quả này chứa nhiều sắt, canxi, magie, vitamin A, C giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
7. Dầu gan cá
Đây cũng là một loại thực phẩm hàng đầu chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Dầu gan cá được coi là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào cực kỳ tốt đối với trí não, hệ xương của thai nhi. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm hiện tượng co thắt tử cung cho bà bầu vào những tháng cuối của thai kỳ.
Lưu ý, các mẹ chỉ nên sử dụng khoảng 3gram dầu gan cá mỗi ngày để đảm bảo an toàn.
8. Đậu đen
Đậu đen là một loại thực phẩm giàu hàm lượng protein, vitamin cùng các khoáng chất khác đều có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Chúng cũng chứa nhiều axit folic và vitamin B giúp phòng tránh các vấn đề cho em bé như dị tật, khuyết tật ở dây thần kinh xương sống, não bộ.
Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng, mẹ ăn một cốc chè đậu đen sẽ giúp giải nhiệt rất hiệu quả.
9. Măng tây
Măng tây cũng là một loại thực phẩm mà phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bởi chúng chứa rất nhiều axit folic, thành phần có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh dị tật ở ống thần kinh cho trẻ.
Để làm phong phú bữa ăn, mẹ có thể chế biến măng tây thành nhiều món ăn ngon như măng tây xào thịt bò, măng tây trộn salad, măng tây xào giòn...
10. Thịt bò nạc
Trong thịt bò thường giàu hàm lượng sắt cùng các dưỡng chất cần thiết rất có lợi cho thai kỳ, giúp cung cấp sắt, hỗ trợ não bộ của thai nhi phát triển. Do đó, các mẹ nên chú ý bổ sung thịt bò nạc ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ nhé.
11. Thịt gà
Với câu hỏi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, các mẹ có thể lựa chọn thịt gà. Bởi thịt gà không chỉ chứa nhiều protein mà còn giàu vitamin, các khoáng chất cần thiết giúp bổ sung dinh dưỡng, phòng tránh phù nề, suy nhược cơ thể cho cả mẹ và em bé.
Để giữ được độ tươi ngon tự nhiên, mẹ nên lựa chọn loại thịt gà được nuôi tự nhiên và tự chế biến thành nhiều món ăn tốt như gà ác hầm miến, cháo gà ác tần, canh gà ác lá sen, gà ác tiềm nước dừa... thay các món chiên xào có nhiều gia vị cay nóng.
12. Cá hồi
Được xếp vào danh sách những loại cá giàu hàm lượng omega-3, cá hồi là cái tên điển hình nhất. Không chỉ giàu omega-3, loại cá này còn chứa nhiều đạm, canxi, vitamin D vừa tốt cho cả mẹ và bé, vừa tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.
Đồng thời, nhờ vào mùi vị thơm ngon của loại cá này mà giúp giảm đi cảm giác buồn nôn, nhàm chán cho các mẹ bầu trong bữa ăn, giúp mẹ hấp thu được dinh dưỡng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên ăn loại cá đã nấu chín hoàn toàn và tránh ăn quá 300g cá hồi/tuần để tránh bị ngộ độc và dư thừa đạm nhé.
13. Các loại hạt
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất cần thêm khoảng 60g protein mỗi ngày. Và một số loại hạt như hạt sen, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mắc ca, hạt bí... lại là sự lựa chọn tuyệt vời mà các mẹ không nên bỏ qua.
Bên trong các loại hạt này thường chứa nhiều chất xơ, đạm, vitamin, chất béo không bão hòa, omega-3 vừa tốt cho trí não, hệ thần kinh và giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
14. Súp lơ
Súp lơ là một loại rau cực kỳ thơm ngon và cũng là loại thực phẩm rất tốt cho những chị em nào đang mang thai 3 tháng đầu. Trong súp lơ thường chứa nhiều sắt, protein cùng hàm lượng chất xơ cao nên vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi, vừa làm giảm đi cảm giác ngấy, buồn nôn cho mẹ bầu.
15. Đậu phộng
Trong đậu phộng có chứa nhiều chất béo, chất xơ, canxi, omega-3, protein, folate..., đậu phộng cũng là một loại thực phẩm tốt dành cho những phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu. Ăn đậu phộng mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu như tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và giúp cân bằng các chỉ số sức khỏe.
16. Sữa chua
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Sữa chua cũng là gợi ý tuyệt vời dành riêng cho mẹ bầu đang mang thai trong những tháng đầu tiên. Sữa chua thường chứa nhiều lợi khuẩn, canxi, vitamin cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và đẩy lùi tình trạng ợ hơi, đầy bụng cho thai phụ.
17. Cháo yến mạch
Từ lâu, yến mạch đã được mệnh danh là một loại “siêu thực phẩm” bởi chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao như chất xơ hòa tan, axit folic, protein, sắt, các axit béo như omega-3 đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển thị giác, hệ tim mạch, não bộ ở trẻ.
Có rất nhiều món cháo yến mạch thơm ngon, dễ thực hiện tại nhà mà các mẹ bầu có thể tham khảo như cháo yến mạch với bí đỏ, cháo yến mạch thịt bò, cháo yến mạch với trái cây.
18. Ngũ cốc
Khi đang nghén, đặc biệt là mới mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các loại ngũ cốc. Đa phần ngũ cốc thường có lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ lượng dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Không những vậy, ngũ cốc cũng là một món ăn vặt phù hợp dành riêng cho mẹ bầu, nó giúp giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, sử dụng ngũ cốc đều đặn còn giúp giảm hiện tượng co thắt tim mạch, đột quỵ.
19. Cà rốt
Cà rốt thường chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với mẹ bầu có thai 3 tháng đầu. Ăn cà rốt không chỉ giúp giảm cảm giác ốm nghén, chán ăn mà còn giúp cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai phụ và em bé.
20. Đậu lăng
Trong đậu lăng thường chứa rất nhiều sắt và là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho thai phụ trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ cùng một số vấn đề như suy dinh dưỡng, sinh non, dị tật bẩm sinh ở trẻ.
21. Quả bơ
Quả bơ cũng là một câu trả lời cho vấn đề mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì. Loại quả giàu dinh dưỡng này vừa giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu và giúp thai nhi có sự phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất, vitamin có trong quả bơ còn giúp giảm thiểu chứng táo bón, cải thiện hiện tượng chuột rút và cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ nữa đấy.
22. Uống đủ nước
Dù chỉ là một loại thức uống đơn giản nhưng nước là một thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước để hạn chế biểu hiện ốm nghén, đau đầu, khó tiêu, táo bón và giúp phòng ngừa co thắt tử cung.
23. Bổ sung vitamin B9 (axit folic)
Hãy cố gắng bổ sung vitamin B9 (axit folic) trước và trong quá trình mang thai để giúp ngăn ngừa, phòng tránh các dị tật, đặc biệt là dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì theo từng tháng?
Theo nghiên cứu của các chuyên khoa, nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai theo từng tháng sẽ có sự khác nhau nên cần điều chỉnh sao cho phù hợp, lành mạnh đối với chế độ ăn uống hàng ngày, cụ thể:
Tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên, cơ thể bắt đầu có sự thay đổi do nội tiết tố tăng lên nhanh để thích nghi với sự có mặt của bé con trong bụng. Các mẹ lúc này sẽ gặp phải các biểu hiện thai nghén như ốm nghén, buồn nôn, khó chịu ở bụng, muốn ăn nhiều hơn, mệt mỏi, thường xuyên đói... Đó đều là những dấu hiệu rất bình thường khi mang thai.
Để vừa cải thiện được tình trạng ốm nghén cũng như giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu, đồng thời vừa giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi, các mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt sau:
- Bổ sung các loại thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều protein như cơm, bánh mì, thịt, các loại cá, ngũ cốc, tinh bột...
- Thường xuyên bổ sung sắt bằng cách ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt cừu... nhằm giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu, hỗ trợ quá trình sản xuất máu cung cấp cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
- Vào tháng đầu tiên của thai kỳ, đừng quên bổ sung thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, măng tây... vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung thêm các loại sữa ít béo và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bổ sung canxi nhằm tốt cho hệ cơ xương, phòng tránh bệnh loãng xương, còi xương cho em bé.
Tháng thứ 2
Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, các mẹ cần nắm rõ về chất lượng của mỗi bữa ăn bằng việc bổ sung đa dạng nhóm thực phẩm sau cho mình:
- Cố gắng bổ sung thêm axit folic và sắt bằng việc ăn nhiều quả bơ, thịt lợn nạc, thịt bò, măng tây, lòng đỏ trứng, măng tây, bông súp lơ, đậu bắp...
- Bổ sung thêm các loại rau xanh, hạt macca, hạt óc chó, hạnh nhân, các chế phẩm từ sữa, sữa, thịt, trứng, quýt, bơ, cam vào khẩu phần ăn 3 bữa hàng ngày.
- Chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
Tháng thứ 3
Hầu như các biểu hiện của ốm nghén đã giảm đi nhiều khi bước vào tháng cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình sao cho phù hợp, đa dạng và vẫn có đầy đủ các nhóm chất, cụ thể như sau:
- Ăn thêm nhiều rau, củ quả tốt cho sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của thai nhi như khoai lang, bí đỏ, cải bó xôi, bông cải xanh, cải chíp, khoai tây, cà rốt, ngô ngọt, măng tây...
- Bổ sung thêm nhiều sữa và nước mỗi ngày, có thể sử dụng thêm các loại nước ép, sinh tố, nước cam vắt, sinh tố bơ, nước ép táo, nước mía...
- Có thể sử dụng các loại vitamin tùy vào sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
🔰 Có thể bạn quan tâm:
- Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?
- Dấu hiệu mang thai trong từng giai đoạn của thai kỳ
- Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung nguy hiểm không?
Mẹ bị ốm nghén nên ăn uống thế nào để con đầy đủ dinh dưỡng?
Một lưu ý dành cho các mẹ trong suốt giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là thường xuyên phải đối mặt với biểu hiện chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi về chế độ ăn uống đó là:
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, có thể ăn nhiều bữa trong một ngày.
- Tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng, có hàm lượng chất béo cao.
- Chuẩn bị sẵn các loại đồ ăn nhẹ như bánh mì, sandwich, bánh quy, các loại hạt, trái cây... để đề phòng cơn đói tới bất chợt.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm như sinh tố, bột yến mạch, các loại cháo trong trường hợp dạ dày không thấy dễ chịu.
Hy vọng các mẹ bầu đã biết mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì cũng như top 20+ thực phẩm bác sĩ khuyên dùng để đảm bảo bé yêu của mình luôn phát triển khỏe mạnh trong bụng. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn, các mẹ cũng có thể liên hệ với các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn rõ hơn.
https://suckhoe24gio.webflow.io
Nguồn tham khảo:
- Morning Sickness Remedies - Ngày truy cập 12/04/2023
- Do’s and don’ts during the first trimester of pregnancy - Ngày truy cập 12/04/2023
- Pregnancy week by week - Ngày truy cập 12/04/2023
- Have a healthy diet in pregnancy - Ngày truy cập 12/04/2023