Sùi mào gà ở miệng lưỡi: triệu chứng, hình ảnh, điều trị

Tác giả:
Đỗ Văn Hiếu
Update on:
26/7/2024
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sùi mào gà ở miệng (lưỡi). Tổng hợp hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng, cổ họng và môi rõ nét và chi tiết nhất.

Tỉ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng (lưỡi) đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) ngày càng phổ biến vì cảm giác mới lạ và mang lại cực khoái cho cả nam và nữ giới.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Sùi mào gà ở miệng (lưỡi) là gì?

bệnh sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, cổ họng và môi

Sùi mào gà ở miệng (lưỡi) là tình trạng xuất hiện các mụn cóc sinh dục có thể chỉ là nốt mụn nhỏ hoặc hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà ở trong khoang miệng, lưỡi, cổ họng, môi.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là chủng virus HPV tấn công vào vùng vết thương hở ở miệng sẽ gây ra các nốt u nhú sinh dục vùng miệng. Sùi mào gà ở miệng rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, viêm họng nên người bệnh  thường chủ quan và không đi khám.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

Nguyên nhân trực tiếp gây ra sùi mào gà ở miệng là Human papilloma virus (thường là HPV-16) gây ra do người bệnh có sở thích quan hệ bằng miệng (oral sex). Bởi vì, quan hệ tình dục bằng đường miệng và lưỡi thường không có bao cao su bảo vệ vì vậy virus HPV trong dịch nhầy của người bệnh thường dễ bám vào vết thương hở.

Sùi mào gà ở miệng lây truyền qua đường nào?

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Việc dùng miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bệnh nhân sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan từ bộ phận sinh dục sang miệng, gây ra sùi mào gà ở lưỡi và miệng.
  • Hôn môi với người mắc bệnh: Việc tiếp xúc bằng miệng với người mắc sùi mào gà ở miệng cũng là nguyên nhân khiến virus HPV lây truyền từ miệng người này sang người khác.
  • Lây qua vật dụng trung gian (tỉ lệ rất thấp): Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm có chứa máu mủ, dịch nhầy mang virus HPV của người bệnh sẽ là nguyên nhân khiến virus HPV lan truyền.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh?

  • Những người có nhiều bạn tình và yêu thích oral sex.
  • Bạn là nam giới
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia
  • Hệ miễn dịch yếu

Triệu chứng sùi mào gà ở miệng và lưỡi

triệu chứng sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu

Virus HPV gây ra sùi mào gà ở miệng và lưỡi có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Sau giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà ở lưỡi và miệng xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện một số nốt mụn nhỏ li ti phân bố lẻ tẻ trong khoang miệng, lưỡi, môi hoặc bên trong má thời kỳ này bệnh chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống người bệnh. Thời kỳ này sùi mào gà rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc viêm vòm họng.
  • Giai đoạn kế tiếp, khoang miệng hoặc lưỡi xuất hiện các mảng sần sùi có hình như mào gà hoặc súp lơ mini, có màu trắng hoặc đỏ. Các nốt u nhú này mềm nhưng không ngứa, không đau, rất dễ xây xước, có thể chảy mủ và chảy máu. Các nốt sùi mào gà thường phân bố chủ yếu trong khoang miệng, môi, lưỡi hay amidan gây mất thẩm mỹ.
  • Giai đoạn nặng, các nốt u nhú to lên và lỡ loét nhiều người bệnh cảm thấy vùng miệng và lưỡi đau rát, đau họng, khoang miệng tấy đỏ. Bệnh nhân nuốt nước bọt nhiều, cảm giác vướng hoặc có thể là đau khi nuốt gây trở ngại khi ăn uống. Nguy hiểm hơn, khi người bệnh ăn uống, các nốt mụn này sẽ bị ma sát với thức ăn gây đau, lở loét, chảy dịch và cùng với đó là nguy cơ viêm nhiễm. Người bệnh có thể ho ra máu nếu vùng họng bị tổn thương, khản tiếng, nói chuyện khó khăn và hơi thở có mùi hôi….

Lời khuyên của chuyên gia: biểu hiện sùi mào gà ở miệng thường xuất hiện rời rạc nên người bệnh thường mang tâm lý chủ quan và không điều trị sớm. Vậy nên, nếu bạn đã từng quan hệ tình dục qua đường miệng thì cần chủ động quan sát vùng miệng và lưỡi của mình có triệu chứng bất thường hay không. Nếu phát hiện những nốt mụn bất thường thì nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Phân biệt sùi mào gà ở miệng, sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng:

Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng đều gây ra các triệu chứng khó chịu ở khoang miệng, bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn chúng với nhau và thường mang tâm lý chủ quan. Bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số thông tin để giúp bệnh nhân phân biệt hai bệnh lý trên như sau:

  • Dấu hiệu nhận biết: Tổn thương sùi mào gà khiến cho khoang miệng bệnh nhân xuất hiện các u nhú với kích thước từ nhỏ đến lớn, chụm lại thành từng đám. Trong khi tổn thương do nhiệt miệng gây ra khiến khoang miệng bệnh nhân lở loét, sưng đỏ, chứ không xuất hiện thêm u nhú bất thường nào.
  • Thời gian xuất hiện: Mụn sùi ở miệng không thể biến mất nếu không điều trị trong khi các vết loét do  nhiệt miệng có thể tự lành sau 10-15 ngày.

Tổng hợp hình ảnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, cổ họng và môi rõ nét nhất

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng

hình ảnh sùi mào gà ở miệng và lưỡi
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng và lưỡi
hình ảnh sùi mào gà ở miệng

Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi

hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi

Hình ảnh sùi mào gà ở cổ họng

hình ảnh sùi mào gà ở cổ họng

Hình ảnh sùi mào gà ở môi

hình ảnh sùi mào gà ở môi

Cách điều trị sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

Cách điều trị sùi mào gà ở miệng có thể áp dung như phương pháp nội khoa (thuốc uống và thuốc bôi) và các kỹ thuật ngoại khoa (đốt điện, áp lạnh, đốt laser, ALA-PDT). Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, vị trí mụn sùi… rồi khuyến nghị lộ trình điều trị phù hợp. Cụ thể:

Dùng thuốc

Thường được bác sĩ lựa chọn điều trị cho những ca bệnh các nốt sùi mào gà còn nhỏ, có 2 dạng là thuốc uống và thuốc bôi chỉ được bôi ở môi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, lây lan của virus HPV-16 chứ không thể tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.

Phương pháp đốt điện, đốt laser, áp lạnh

Những kỹ thuật ngoại khoa này được áp dụng cho trường hợp các nốt sùi đã có kích thước lớn và lan ra diện tích rộng. Tuy nhiên, nhược điểm của những phương pháp này là gây nhiều đau đớn cho người bệnh, không thể điều trị tận gốc, thường để lại sẹo và vết thương lâu lành.

Công nghệ ALA – PDT hiện đại

Công nghệ ALA-PDT tiên tiến khắc phục được hầu hết nhược điểm của các phương pháp ngoại khoa truyền thống kể trên như: không gây đau đớn, tiêu diệt "tận gốc" virus HPV, không để lại sẹo, kích thích tái tạo tế bào giúp mau lành vết thương. Chúng tôi có thể tóm gọn công nghệ điều trị ALA-PDT mang lại hiệu quả cao - an toàn tuyệt đối - thời gian điều trị ngắn - chi phí hợp lý.

--> Chữa bệnh sùi mào gà ở đâu Hà Nội?

--> Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?

--> Chi phí điều trị sùi mào gà bao nhiêu tiền?

--> Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nam

Tác hại từ sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân như:

  • Ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh: U nhú ở miệng gây mất thẩm mỹ người bệnh ngại gần gũi với người xung quanh.
  • Trở ngại khi giao tiếp: sùi mào gà ở miệng gây lỡ loét, sưng đau ở miệng, kèm theo mùi hôi thối nên việc nói chuyện cũng sẽ gặp khó khăn.
  • Ăn uống khó khăn: các nút sùi dễ chảy máu, cảm giác vướng khi nuốt gây bất tiện khi ăn uống. Người bệnh dễ bị sút cân, mệt mỏi.
  • Về sức khỏe: Sùi mào gà gây lở loét, nhiễm trùng và sang chấn khoang miệng.
  • Nguy hiểm tính mạng (khả năng thấp): một số nhóm virus HPV 11, 16, 18 có thể gây ra ung thư ở khoang miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

Sùi mào gà ở miệng (lưỡi) tuy ít khi gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, tốt nhất các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex), đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, người có nhiều bạn tình.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc chén… đặc biệt khi bạn mắc vấn đề về răng miệng.
  • Bảo đảm vệ sinh răng miệng bằng cách thường xuyên đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần có thể giúp phát hiện bệnh sớm.
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục 30 phút mỗi ngày và có chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Nếu có điều kiện kinh tế, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Trên đây là những kiến thức y tế cơ bản về sùi mào gà ở miệngsùi mào gà ở lưỡi. Hy vọng rằng đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý với tác giả hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

--> https://suckhoe24gio.webflow.io

Nguồn tham khảo nội dung bài viết:

  1. Oral human papillomavirus infectio - Ngày truy cập: 10/04/2023
  2. Oropharyngeal Human Papilloma Virus (HPV) Infection - Ngày truy cập: 10/04/2023
  3. Human papillomavirus infections in the oral mucosa - Ngày truy cập: 10/04/2023
  4. An update on oral human papillomavirus infection - Ngày truy cập: 10/04/2023
  5. HPV and Oropharyngeal Cancer - Ngày truy cập: 10/04/2023