Cách vệ sinh vùng kín tránh bị viêm nhiễm & không có mùi hôi ở nữ
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín để không có mùi hôi, không bị viêm nhiễm sau khi đi tiểu tiện hoặc sau mỗi lần quan hệ tình dục đơn giản ngay tại nhà. Chị em phụ nữ hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Tại sao phải vệ sinh vùng kín hàng ngày?
Vùng kín của nữ giới rất nhạy cảm và vị trí gần hậu môn nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus, vi nấm và bụi bẩn thâm nhập. Vậy nên, chị em cần vệ sinh vùng kín đúng cách giúp bộ phận sinh dục ít bị viêm nhiễm phụ khoa hơn. Vệ sinh vùng kín đúng cách còn giúp nữ giới tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm đạo – âm hộ...
Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín là do âm đạo luôn ở trạng thái ẩm ướt do thường xuyên tiết ra dịch, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước tiểu, phân... và âm đạo lại có cấu trúc mở hẳn ra bên ngoài nên rất dễ bị nấm, virus, vi khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập. Đồng thời, nhiều chị em thường xuyên có thói quen, sở thích mặc những loại quần lót bó sát, chật chội, quần lót có ren không có khả năng thấm hút mồ hôi lại vô tình khiến cô bé phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
2. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách để không có mùi hôi
Chị em cần biết cách vệ sinh vùng kín để vừa giúp vùng kín trở nên khỏe mạnh, cân bằng độ pH, vừa giúp phòng tránh được các bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, hoàn cảnh mà sẽ có những cách chăm sóc, vệ sinh khác nhau, cụ thể:
2.1. Cách vệ sinh vùng kín để không bị viêm nhiễm, không có mùi hôi
Nên sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng kín hàng ngày sao cho sạch sẽ, đúng cách, chú ý vệ sinh bên ngoài âm đạo một cách nhẹ nhàng, tránh mạnh bạo. Cần chú ý vệ sinh ít nhất là 2 lần mỗi ngày.
Trước khi vệ sinh vùng kín, cần chú ý rửa tay cho sạch sẽ.
Cần tránh xịt nước mạnh vào vùng kín, điều này có thể vô tình đẩy mầm bệnh đi sâu vào âm đạo. Chị em nên sử dụng loại vòi hoa sen có tia nước nhỏ để vệ sinh bên ngoài vùng kín nhằm giúp giữ cân bằng cho môi trường âm đạo.
Sau khi vệ sinh xong, hãy cùng một chiếc khăn sạch, mềm để lau khô vùng kín rồi mới mặc quần lót. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và tránh mầm bệnh cư trú ở vùng kín.
Tránh lạm dụng các loại sản phẩm, dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi chúng rất dễ gây kích ứng da, làm mất cân bằng môi trường âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại sinh sôi, phát triển. Chỉ nên lựa chọn loại dung dịch có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo để lau rửa vùng kín.
Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý, trà xanh, nước lá trầu không,... Tuy nhiên, với những cách này, chị em cần tránh ngâm vùng kín trong chậu nước mà chỉ nên vệ sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nên sử dụng loại quần lót được làm từ chất liệu cotton, có tính thấm hút tốt để giúp vùng kín luôn thoải mái, thoáng khí, tránh bị bí bách, chật chội.
Sau khi sử dụng thì cần thay và giặt quần lót sạch sẽ, nên phơi quần lót dưới ánh mặt trời để loại bỏ các tác nhân có hại trú ẩn. Tránh ngâm, tránh giặt chung đồ lót với các loại quần áo thông thường để tránh sự lây nhiễm, sinh sôi của mầm bệnh.
2.2. Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu
Nữ giới cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu, bởi nó sẽ giúp vùng kín luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ và tránh sự tồn đọng của các giọt nước tiểu phát sinh gây mùi hôi. Đồng thời, việc làm này còn giúp làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nữ giới sau khi tiểu tiện cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch để giúp loại bỏ, rửa trôi bụi bẩn, các loại vi khuẩn lây nhiễm. Khi vệ sinh, cần hạn chế có sự tiếp xúc tay với vòi xịt. Tuyệt đối nữ giới không rửa chỗ kín bằng nước sông, nước ao, hồ.... vì những nguồn nước này không bảo đảm vệ sinh.
Thực hiện rửa vùng kín nhẹ nhàng, tránh rửa mạnh, tránh thụt rửa bởi việc này sẽ đẩy mầm bệnh, nước tiểu đi vào niệu đạo.
Sau khi vệ sinh vùng kín xong, cần sử dụng giấy mềm, khô để lau sạch nước ở vùng kín. Nên chú ý lau từ trước ra sau, tránh lau từ sau ra trước bởi điều này sẽ khiến mầm bệnh xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm.
Hạn chế sử dụng các loại giấy ướt để vệ sinh cô bé, đặc biệt là loại giấy có mùi thơm, giấy chứa hóa chất, hương liệu tổng hợp. Chị em nên ưu tiên sử dụng loại khăn giấy đa năng hoặc dùng vòi xịt nhẹ rồi sử dụng giấy để thấm khô nước.
2.3. Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ
Theo các chuyên gia, ngoài việc vệ sinh hàng ngày, sau mỗi lần đi tiểu thì khoảng thời gian trước, sau khi quan hệ tình dục cũng là thời điểm mà chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận, đúng cách để đảm bảo vệ sinh, cụ thể:
Trước khi quan hệ:
- Trước khi yêu khoảng 30 phút, cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
- Không vệ sinh cô bé bằng xà phòng.
- Nên sử dụng nước nguội đã đun sôi để rửa vùng kín, sau đó dùng giấy vệ sinh hoặc khăn sạch để thấm khô nước.
- Tránh rửa vùng kín từ sau ra trước.
Sau khi quan hệ:
- Cần tránh rửa cô bé ngay sau khi yêu vì sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
- Nên đợi sau khoảng 30 phút rồi mới vệ sinh lại vùng kín nhẹ nhàng, cẩn thận.
- Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh để thụt rửa, vệ sinh âm đạo vì sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng ngược, viêm nhiễm sẽ nhanh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
2.4. Cách vệ sinh vùng kín trong ngày kinh nguyệt
Trong những ngày có kinh nguyệt, việc vệ sinh vùng kín đúng cách cũng là một việc làm mà chị em cần phải chú ý. Nguyên nhân là do trong những ngày này, vùng kín thường nhạy cảm, ẩm ướt hơn rất nhiều và rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Chị em cần chú ý vệ sinh cô bé đúng cách như sau:
- Thay băng vệ sinh đúng cách khoảng 4 tiếng/lần hoặc ngắn hơn tùy vào số lượng máu kinh thoát ra ngoài của mỗi người. Với những chị em có thói quen sử dụng tampon thì nên thay sau khi đặt trong âm đạo khoảng 2 tiếng/lần.
- Việc thay băng vệ sinh đúng cách vừa giúp vùng kín trở nên ẩm ướt, bí bách, vừa giúp phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không để băng vệ sinh lâu hơn so với thời gian quy định, điều này sẽ là môi trường lý tưởng, thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm.
- Mỗi lần thay băng vệ sinh, cần chú ý rửa tay, rửa vùng kín thật sạch sẽ.
3. Cần tránh những sai lầm khi vệ sinh vùng kín
Nhiều chị em có những quan niệm sai lầm trong vệ sinh vùng kín, từ đó vô tình tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập vào vùng kín gây bệnh phụ khoa. Dưới đây là một số sai lầm mà nhiều chị em mắc phải:
3.1. Thụt rửa sâu vào âm đạo thường xuyên
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong vùng kín thường chứa các loại vi khuẩn có hại lẫn những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng, ổn định độ ph, ngăn chặn sự xâm nhập của các nhân có hại từ bên ngoài. Việc thụt rửa âm đạo hoặc có sử dụng thêm các sản phẩm, hóa chất để thụt rửa âm đạo lại là một sai lầm mà rất nhiều chị em gặp phải hàng ngày.
Khi thụt rửa âm đạo sẽ vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn, làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó tạo điều kiện cho các hại khuẩn nhanh chóng sinh sôi, phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
3.2. Chị em vệ sinh vùng kín dùng các sản phẩm có mùi hương
Nhiều chị em thường xuyên có thói quen sử dụng các loại dung dịch, xà phòng có mùi hương và cho rằng mùi thơm sẽ giúp cải thiện mùi hôi khó chịu ở vùng kín. Tuy nhiên, đây cũng là một sai lầm mà chị em cần loại bỏ ngay.
Thông thường, các sản phẩm có mùi hương thường chứa một số hóa chất tạo mùi như VOC, Este, Butyl Cellosolve, Benzen... Đây đều là những chất dễ gây kích ứng ở vùng kín, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm ở âm đạo.
3.3. Vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày
Nhiều chị em lầm tưởng rửa vùng kín liên tục, thường xuyên sẽ giúp làm sạch vùng “tam giác mật” tốt hơn, mầm bệnh sẽ không có cơ hội tấn công được. Điều này đôi khi đúng trong một số trường hợp nhưng cũng là một sai lầm cần được loại bỏ ngay.
Chính thói quen tai hại này sẽ không tốt cho môi trường âm đạo, đặc biệt nếu chị em sử dụng những loại dung dịch vệ sinh chứa hóa chất sẽ làm lớp niêm mạc âm đạo trở nên khô hơn. Từ đó khiến âm đạo khó tiết ra dịch nhờn và rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
3.4. Dùng sữa tắm vệ sinh vùng kín
Nồng độ pH trong môi trường âm đạo thông thường sẽ dao động từ 3,8 – 4,5. Tuy nhiên, các loại sữa tắm thường có độ pH trong khoảng là 8. Do đó, việc dùng sữa tắm để rửa vùng kín sẽ làm mất cân bằng các lợi khuẩn, độ pH ở vùng kín, từ đó dẫn đến hiện tượng kích ứng, ngứa ngáy, nóng rát, có thể có kèm theo mùi hôi.
Vì vậy, chị em nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, lành tính, không có mùi để lau rửa cô bé để đảm bảo môi trường âm đạo luôn ở mức cân bằng, ổn định.
4. Mùi của vùng kín như thế nào là bình thường?
Các chuyên gia cho biết, âm đạo luôn có một mùi đặc trưng riêng biệt và điều này hoàn toàn bình thường. Chỉ một số đối tượng như bạn tình và đang ở vị trí nhạy cảm mới phân biệt được.
Âm đạo có rất nhiều mùi khác nhau, từ mùi thơm, mùi hăng tùy vào từng trường hợp, có thể là do chế độ ăn uống, do chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Đối với trường hợp vùng kín có mùi khó chịu, mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Khi đó, chị em cần đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị phù hợp.
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Chị em cần chú ý đi khám phụ khoa ngay khi có những biểu hiện, triệu chứng sau:
- Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu.
- Xung quanh bộ phận sinh dục có vết loét, mụn nước hoặc mụn cóc lạ.
- Khí hư bất thường đặc, dính như phô mai.
- Thường xuyên bị ngứa ở âm đạo.
- Khí hư có màu xanh, màu xám, màu vàng.
- Chảy máu vùng kín bất thường.
- Đau mỗi khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu.
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa và khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục. Tuy phương pháp thực hiện khá đơn giản nhưng chị em cần làm đúng theo hướng dẫn. Nếu vùng kín có mùi hôi tanh, khí hư bất thường, nổi mụn hoặc ngứa vùng kín dữ dội hãy liên hệ ngay đến phòng khám đa khoa Thái Hà qua hotline 0325.780.327 hoặc nhấp chuột vào khung chat để được tư vấn miễn phí!
Từ khóa cùng chủ đề: cách vệ sinh vùng kín bị viêm nhiễm sau khi đặt thuốc tại nhà | cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh | có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu