Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn
Hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ và số ít người lớn giới tính nam. Cách chữa hẹp bao quy đầu được nhiều người quan tâm.
Hầu hết các bé trai sinh ra (ước tính khoảng 96%) đều bị hẹp bao quy đầu, do dương vật chưa phát triển và dễ bị tổn thương nên cần lớp da quy đầu bảo vệ. Tình trạng này có thể tự khỏi theo thời gian và ước tính chỉ còn 1% nam giới trên 16 tuổi bị hẹp bao quy đầu thì mới bắt buộc phải điều trị.
1. Bệnh hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng miệng bao quy đầu chít hẹp, không thể tuột khỏi quy đầu dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng. Nếu cố tình tuột xuống thì sẽ gây đau, chảy máu hoặc thậm chí bao quy đầu bị “mắc kẹt” ở quy đầu và không thể trở lại vị trí ban đầu còn gọi là nghẹt bao quy đầu. (1)
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường không thực sự nghiêm trọng. Nhưng với người lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, đe dọa nguy cơ viêm nhiễm nam khoa, khiến cho nam giới bị đau đớn khi quan hệ, thậm chí là không thể quan hệ được.
Phân loại hẹp bao quy đầu:
Dựa vào nguyên nhân và tình trạng hẹp bao quy đầu chúng ta có 2 cách phân loại như sau:
Cách phân loại 1: Hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý
- Hẹp bao quy đầu sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh (dưới 3, 4 tuổi) là tình trạng da quy đầu dính với quy đầu dương vật. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp bảo tồn không xâm lấn, hướng dẫn bố mẹ lộn bao quy đầu cho trẻ mỗi khi đi tắm. Hoặc nếu không, bố mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ nong bao quy đầu.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường ít gặp hơn (dưới 16%), là tình trạng bao quy đầu bị dính sau khi viêm nhiễm, gây sẹo xơ. Để chữa dứt điểm nam giới buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành cắt bao quy đầu.
Cách phân loại 2: Hẹp bao quy đầu hoàn toàn và bán hẹp bao quy đầu
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn là tình trạng bao quy đầu không thể tuột xuống để lộ quy đầu. Tình trạng này khiến nam giới không thể quan hệ tình dục vì chỉ cần dương vật cương cứng sẽ gây cảm giác đau.
- Bán hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu vẫn có thể tuột xuống, để lộ một nửa quy đầu. Nam giới vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng có thể bị nghẹt bao quy đầu khi quan hệ tình dục hoặc khi thủ dâm.
2. Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn
Triệu chứng hẹp bao quy đầu điển hình như: miệng bao quy đầu sẽ chít hẹp, hình dáng dương vật bất thường, nam giới gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh cá nhân và khi tiểu tiện. Cụ thể:
- Tiểu tiện khó khăn, dòng nước tiểu yếu, phải dùng sức khi tiểu tiện.
- Phần quy đầu của dương vật căng phồng, có thể bị đỏ và sưng tấy.
- Nếu cố tình lột bao quy đầu xuống thì sẽ thấy đau, cảm giác đau của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ còn có đặc điểm riêng biệt là bé đau đớn, khóc thét mỗi khi tiểu tiện, mỗi lần tiểu, bé phải rặn và đỏ mặt, thường xuyên nhịn tiểu, bao quy đầu sưng phồng, chảy mủ hay chảy dịch bất thường…
Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở người lớn có thể khiến hình dạng dương vật biến đổi, cong, vênh phát triển bất thường, nam giới đau đớn khi quan hệ tình dục hoặc khi dương vật cương cứng, thậm chí không thể quan hệ tình dục được…
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nam giới bị hẹp bao quy đầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời nếu ở trong các trường hợp sau:
- Hẹp bao quy đầu có xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm, dương vật bị ngứa, đỏ và sưng, chảy mủ hoặc chảy dịch bất thường…
- Trẻ đi tiểu khó, phải rặn, bao quy đầu phồng lên khi trẻ đi tiểu.
- Trẻ bị sốt và không tìm ra nguyên nhân gây sốt.
- Tình trạng hẹp bao quy đầu hoàn toàn khiến nam giới không thể quan hệ tình dục.
- Hẹp bao quy đầu xảy ra biến chứng nghẹt bao quy đầu, nam giới không thể tự tháo nghẹt tại nhà.
- Nam giới trên 16 tuổi mà vẫn bị hẹp bao quy đầu.
Chẩn đoán hẹp bao quy đầu như thế nào?
Hẹp bao quy đầu có thể dễ dàng chẩn đoán bằng cách thăm hỏi triệu chứng bất thường và thăm khám thực thể (kiểm tra bộ phận sinh dục).
3. Nguyên nhân hẹp bao quy đầu
Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp bao quy đầu là do yếu tố sinh lý, tuy nhiên còn một số ít trường hợp do những nguyên nhân khác sẽ được đề cập dưới đây.
- Nguyên nhân sinh lý: Hẹp bao quy đầu là tình trạng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm tỉ lệ đến 96%. Nếu bị hẹp bao quy đầu do nguyên nhân sinh lý thường sẽ tự khỏi, bao quy đầu sẽ tự động tuột xuống để lộ ra quy đầu khi trẻ được 3, 4 tuổi.
- Nguyên nhân bệnh lý: Một số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý nhưng không thể tự khỏi là do bố mẹ không chú ý chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ, khiến viêm nhiễm phát sinh, gây ra sẹo xơ hóa phải tiến hành cắt bao quy đầu.
- Dây hãm quá ngắn: Dây hãm bao quy đầu quá ngắn khiến cho bao quy đầu không thể lột xuống hoàn toàn.
- Da quy đầu quá nhỏ: Da quy đầu nhỏ nên quy đầu không thể vượt qua được.
Đối tượng có nguy cơ cao bị hẹp bao quy đầu?
Nam giới có nguy cơ cao mắc hẹp bao quy đầu nếu là một trong những đối tượng sau:
- Mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường khi thải ra ngoài theo đường tiểu sẽ tạo cơ hội thuận lợi để viêm nhiễm phát sinh.
- Trẻ thường bị hăm tã: Là tình trạng viêm da ở khu vực lót tã, da bé mẩn đỏ và nổi những đốm ban ở vùng mông, đùi.
- Vệ sinh cá nhân kém: Bố mẹ của trẻ không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân cho con thì hẹp bao quy đầu sinh lý rất dễ xuất hiện viêm nhiễm, khó có thể tự khỏi.
- Nhỏ tuổi: Ngoài yếu tố sinh lý, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý do ý thức vệ sinh cá nhân của các bé chưa tốt.
4. Bệnh hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt là các bé trai, tình trạng này có thể không gây ra nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nếu đến tuổi trưởng thành mà bao quy đầu bị hẹp thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa rất cao và khả năng tình dục của nam giới.
- Viêm bao quy đầu: Các tế bào chết tróc ra dưới lớp da quy đầu kết hợp với cặn nước tiểu và bựa sinh dục sẽ là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có hại phát sinh và phát triển, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Viêm niệu đạo: Viêm nhiễm quy đầu dương vật dễ lây lan và gây viêm cho niệu đạo (đường tiểu) của nam giới. Ngoài ra, hiện tượng viêm ngược dòng (viêm bàng quang, viêm thận) cũng có thể xảy ra.
- Nghẹt quy đầu: Thường xảy ra khi nam giới bị hẹp bao quy đầu thủ dâm hoặc cố tình lột bao quy đầu xuống, khiến miệng bao mắc kẹt lại thân dương vật và không thể lộn trở lại, bị phù nề, sưng đỏ và nguy cơ hoại tử.
- Đau khi quan hệ tình dục: Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng nhiều đến chuyện quan hệ tình dục của nam giới trưởng thành, gây đau đớn và khó chịu do miệng bao thắt nghẹt mỗi khi nam giới quan hệ, nhiều trường hợp dương vật chỉ cần cương cứng cũng sẽ gây đau.
5. Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn
Có nhiều cách chữa hẹp bao quy đầu bao gồm phương pháp bảo tồn không xâm lấn (dùng thuốc, nong hoặc kéo da bao quy đầu) và phương pháp cắt bao quy đầu. Các biện pháp điều trị hẹp bao quy đầu khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của nam giới và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với trẻ em, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp bảo tồn không xâm lấn trước. Nếu là người lớn bác sĩ thường khuyến nghị làm tiểu phẫu cắt bao quy đầu. (2)
5.1. Bài tập kéo da quy đầu
Đây là phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu dành cho trẻ em. Nếu sau 3, 4 tuổi mà tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ không tự khỏi, các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Dùng dầu dưỡng baby oil hoặc sáp vaselin hoặc bodylotion để bôi trơn quy đầu cho trẻ.
- Bước 2: Nhẹ nhàng kéo da quy đầu cho trẻ về phía trước ra xa người bé vài lần.
- Bước 3: Từ từ kéo ngược lớp da quy đầu lên phía trên để quy đầu lộ ra ngoài, kéo đến giới hạn mà trẻ chịu đựng được (Khi bé kêu đau hoặc khóc thì bạn dừng lại ngay nhé!). Giữ nguyên vị trí này trong vài phút và lặp lại động tác trên vài lần liên tục.
Lưu ý:
- Phụ huynh cần thực hiện các động tác thật nhẹ nhàng, tuân thủ đúng kĩ thuật để tránh tổn thương đến cấu trúc da quy đầu, gây sang thương cho trẻ.
- Dành ra 2 khoảng thời gian trong ngày để thực hiện phương pháp này.
- Khi bao quy đầu của trẻ đã tuột được một phần hoặc hoàn toàn, ba mẹ có thể rửa và lau khô lại quy đầu cho trẻ.
- Nếu sau 1 tháng mà không thấy mang lại hiệu quả thì các bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn.
5.2. Dùng thuốc bôi
Đây là cách điều trị hẹp bao quy đầu kết hợp bài tập kéo da quy đầu với thuốc bôi. Thuốc bôi có tác dụng thúc đẩy quá trình căng da, giúp da quy đầu mỏng hơn, bài tập kéo da quy đầu sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi hẹp bao quy đầu và hướng dẫn lại bố mẹ bài tập kéo căng da quy đầu:
- Nhẹ nhàng kéo da quy đầu lên xuống vài lần, bôi thuốc vào phần trong và ngoài của bao quy đầu để thuốc thấm đều.
- Thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu như đã hướng dẫn trong phần trên.
- Dành ra 2-3 khoảng thời gian trong ngày để hiệu quả chữa hẹp bao quy đầu nhanh hơn.
Lưu ý:
- Sau khi dừng thuốc thì da sẽ dày bình thường trở lại nên bố mẹ không phải lo rằng da quy đầu của bé sẽ trở nên “mỏng manh” và dễ bị tổn thương.
- Kiên trì thực hiện trong ít nhất là 1 tháng, tối đa là 3 tháng nếu không thấy hiệu quả thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để nong bao quy đầu.
5.3. Chữa hẹp bao quy đầu bằng nong bao quy đầu
Nong bao quy đầu là một tiểu phẫu được thực hiện tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để chữa hẹp bao quy đầu cho trẻ.
Kỹ thuật nong bao quy đầu khá đơn giản, diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút. Phần quy đầu của trẻ sẽ rướm máu và trẻ có thể la khóc nên bác sĩ cần phải dùng thêm thuốc gây tê. Sau khi thực hiện thủ thuật, trẻ được kê thuốc giảm đau và thuốc bôi kháng viêm.
5.4. Tiểu phẫu cắt bao quy đầu tại phòng khám Thái Hà
Tiểu phẫu cắt bao quy đầu điều trị hẹp bao quy đầu được thực hiện trong trường hợp:
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý.
- Viêm nhiễm tái phát nhiều lần do hẹp bao quy đầu.
- Nghẹt bao quy đầu.
- Hoặc điều trị hẹp bao quy đầu với các biện pháp trên đều thất bại.
Tiểu phẫu cắt hẹp bao quy đầu được thực hiện thế nào?
- Tiểu phẫu thường diễn ra trong vòng 20-30 phút (không quá 1 tiếng với người trưởng thành), bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng và cắt đi phần bao quy đầu bị chít hẹp.
- Sau khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề và hướng dẫn nam giới cách chăm sóc vệ sinh cá nhân tại nhà.
- Bao quy đầu của nam giới có thể sưng phồng, nhưng sẽ sớm trở lại bình thường sau khoảng 5-7 ngày. Vết cắt sẽ liền sau 7-10 ngày và mọi sinh hoạt cá nhân trở lại bình thường sau 2-3 tuần.
- Mặc dù chỉ là một tiểu phẫu nhỏ nhưng nam giới chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề, trang thiết bị y tế và phòng thực hiện thủ thuật vô trùng để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể phát sinh như chảy máu da quy đầu, sẹo xấu, nhiễm trùng vết mổ…
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa hẹp bao quy đầu ở đâu tốt tại Hà Nội?
- Chi phí cắt bao quy đầu hết bao nhiêu tiền?
6. Phòng ngừa hẹp bao quy đầu như thế nào?
Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng tự nhiên và không thể phòng ngừa. Nhưng bố mẹ cần chú ý theo dõi và vệ sinh sạch sẽ dương vật cho trẻ. Nếu có biểu hiện viêm nhiễm bất thường thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thay tã thường xuyên cho trẻ, tránh hiện tượng hãm tã và kích ứng da.
- Rửa bộ phận sinh dục cho trẻ mỗi khi tắm hàng ngày.
- Đồng thời, có thể tiến hành bài tập kéo căng da quy đầu từ sớm nhưng tránh cố gắng tuột mạnh vì dễ gây rách và chảy máu, dẫn đến sẹo xơ hóa.
- Khi trẻ lớn lên, cha mẹ trẻ nên hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh cậu nhỏ sạch sẽ hàng ngày.
- Nam giới trong độ tuổi vị thành niên mà vẫn bị hẹp bao quy đầu thì có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt và làm việc lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Hy vọng rằng những kiến thức y khoa về hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn, cách chữa hẹp bao quy đầu đã giúp các bạn nam hiểu rõ hơn về “cậu nhỏ” của mình và có ý thức vệ sinh dương vật và quy đầu tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn để được giải đáp.