Viêm đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm nguyên nhân do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra và cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả sẽ được trình bày đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây.
Viêm tiết niệu là bệnh phổ biến chỉ sau các bệnh về hô hấp. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh dễ điều trị nhưng khả năng tái phát cao.
Đường tiết niệu bao gồm các bộ phận: Niệu đạo, bàng quang, niệu quản và hai quả thận.
1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu (UTI - Urinary Tract Infection) là thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, thường do vi khuẩn E.coli gây nên. Trên thực tế, viêm tiết niệu thường không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng sẽ gây đau rát và khó chịu khi tiểu tiện, là nỗi ám ảnh với nhiều người. Bệnh thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai với tỉ lệ 5 gái:1 trai, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh lên tới 20-40% nhiều hơn so với nam giới. (1)
🔰 Phân loại viêm đường tiết niệu
- Phân loại theo vị trí:
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phần trên thường bao gồm: Viêm thận – bể thận mạn tính, viêm bể thận – thận cấp, thận hư mủ, áp xe thận và viêm thận ngược chiều.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phần dưới thường bao gồm: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến và viêm tinh hoàn.
- Phân loại theo mức độ diễn biến:
Đối với dạng này có 2 loại chính là nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng và có biến chứng (thường gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh bài tiết, có các bất thường ở hệ tiết niệu, người đặt catheter....).
- Phân loại theo mức độ tái phát:
Bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái diễn, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại.
2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu tùy vào bộ phận của hệ tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Phần lớn các biểu hiện viêm tiết niệu thường gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân. (2)
2.1. Dấu hiệu chung của viêm đường tiết niệu
Tình trạng viêm tiết niệu ở “phần dưới” thường có ảnh hưởng đến bàng quang, niệu đạo nên bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện chung của bệnh như:
- Số lần đi tiểu tăng lên, tuy nhiên lượng nước tiểu ra rất ít, không nhiều như bình thường.
- Tiểu nóng rát, khó chịu khi đi tiểu.
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, cần đi tiểu gấp.
- Nước tiểu đổi sang màu đục.
- Nước tiểu có máu.
- Một số trường hợp, nước tiểu có màu giống trà đặc.
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
- Ở nam giới có thể cảm thấy đau ở trực tràng, còn ở nữ giới bị đau vùng chậu.
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển từ thận vào máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Nếu tình trạng trở nặng, bệnh nhân sẽ bị hạ huyết áp gây sốc có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu ở “phần trên” thường gặp phải một số dấu hiệu như:
- Đau mỏi ở hai bên lưng, hoặc bị đau ở bên lưng trên.
- Buồn nôn.
- Có cảm giác ớn lạnh.
- Bị sốt.
- Nôn mửa, khó chịu.
2.2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở từng bộ phận cụ thể
🔰 Dấu hiệu viêm bể thận cấp tính:
Những bệnh nhân nào bị viêm bể thận cấp thường gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng đột ngột như:
- Tiểu rắt, tiểu buốt.
- Đi tiểu ra dịch mủ bất thường.
- Người rét run.
- Sốt cao.
- Mệt mỏi, đau nhức đầu.
- Đôi khi xuất hiện các cơn đau quặn ở thận.
- Đau mỏi ở vùng hông.
🔰 Dấu hiệu viêm bàng quang:
Các biểu hiện, dấu hiệu điển hình của người bị viêm bàng quang bao gồm:
- Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, mắc tiểu.
- Nước tiểu ra ít dù thường xuyên muốn đi tiểu.
- Đi tiểu nóng rát rất khó chịu.
- Trong nước tiểu có lẫn máu.
- Có mùi hôi khó chịu ở nước tiểu.
- Sốt nhẹ.
- Đau ở vùng chậu.
🔰 Dấu hiệu viêm niệu đạo:
Với những bệnh nhân bị viêm niệu đạo thường có một số triệu chứng điển hình như:
- Tiểu gấp, tiểu khó thường xuyên.
- Đi tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm.
- Biển hiện sốt.
- Ở nam giới thường có cảm giác rát, nóng mỗi khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu, có máu trong nước tiểu, nổi nhiều hạch ở bẹn…
- Ở nữ giới, dịch âm đạo tiết ra bất thường, đau, khó chịu khi giao hợp, người mệt mỏi…
3. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Thủ phạm gây bệnh chính là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) và các vi khuẩn khác như: Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu… Do một số yếu tố thuận lợi mà các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bàng quang. Nước tiểu chính là môi trường thích hợp để chúng sinh sôi và phát triển, đến một số lượng nhất định nào đó sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
3.1. Do nhiễm khuẩn E.Coil
Khuẩn E.Coil có tên đầy đủ là Escherichia coli, là nguyên nhân gây nên 90% các trường hợp viêm đường tiết niệu.
E.coli là một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, chúng từ hậu môn đi vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục hoặc qua can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi hoặc đặt dụng cụ xông dẫn lưu...
3.2. Do quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn ở dương vật của nam sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ và bị đẩy lên bàng quang (do lỗ tiểu gần cửa âm đạo), dẫn đến viêm đường tiết niệu.
3.3. Thường xuyên nhịn đi tiểu
Trong nước tiểu vốn có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định, việc nhịn tiểu sẽ khiến lượng vi khuẩn này có thời gian nhân lên với số lượng lớn, tấn công niêm mạc bàng quang dễ gây viêm nhiễm.
3.4. Vệ sinh cá nhân không đúng cách
Vệ sinh cá nhân sai cách là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu hay gặp ở nữ giới. Khi đại tiện hoặc tiểu tiện, chị em thường có thói quen lau chùi từ sau ra trước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn (thường là E.coli) đi vào trong vùng kín và gây bệnh.
3.5. Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt
Trong thời gian hành kinh, máu kinh là môi trường giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 4 tiếng/lần thì tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín rất dễ phát sinh.
3.6. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ, từ người già cho đến trẻ em. Thông thường, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới do có đường niệu đạo ngắn (chỉ 3-4cm) hơn so với nam giới (18-20cm).
- Những người có đời sống tình dục cao, đặc biệt là người thường quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, gặp nhiều ở nữ giới.
- Các trường hợp có các dị tật ở đường tiết niệu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hậu quả là khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài hoặc dòng chảy nước tiểu thay đổi, thậm chí là nước tiểu chạy ngược vào niệu đạo và nguy cơ nhiễm khuẩn là khá cao.
- Những bệnh nhân phải đặt ống sonde tiểu do gặp khó khăn khi đi tiểu, mắc các bệnh về hệ thần kinh trung ương, người bị hôn mê. Trong quá trình thực hiện có thể gây trầy xước, từ đó khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công hệ tiết niệu.
- Phụ nữ thường xuyên sử dụng một số biện pháp ngừa thai như chất diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo cũng có nguy cơ cao.
- Những người bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi thận.
- Đối với phụ nữ đã mãn kinh, lượng nội tiết tố estrogen thường có xu hướng giảm xuống, từ đó khiến âm đạo dễ bị khô, không còn độ đàn hồi như trước, khí hư cũng ít đi và khả năng chống viêm nhiễm cũng sẽ suy giảm.
- Người mắc phải bệnh tiểu đường hoặc do có hệ miễn dịch suy giảm do hậu quả của một số bệnh lý khác.
- Ngoài ra, những bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật về tiết niệu do quá trình thực hiện không đúng quy trình, dụng cụ y tế không được vô trùng hoặc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật không tốt cũng có nguy cơ cao.
4. Chẩn đoán viêm đường tiết niệu
Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu, bác sĩ chuyên khoa thường kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết.
4.1. Phân tích mẫu nước tiểu
Một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả đó là phân tích mẫu nước tiểu. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định lấy mẫu nước tiểu ở giữa dòng để kiểm tra, phát hiện xem có vi khuẩn, tế bào hồng cầu, bạch cầu hay không.
4.2. Cấy nước tiểu
Sau khi xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ thực hiện cấy nước tiểu ở phòng thí nghiệm để biết chính xác loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu), từ đó đưa ra loại thuốc điều trị hiệu quả.
4.3. Chụp chiếu, kiểm tra về đường tiết niệu
Đối với những trường hợp thường xuyên có các dấu hiệu nghi ngờ là nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) và sử dụng thuốc cản quang để có thể nắm rõ hơn hình ảnh hệ tiết niệu.
4.4. Nội soi bàng quang
Ngoài những phương pháp trên, bác sĩ cũng có thể nội soi bàng quang để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu cho bệnh nhân. Một loại ống dài, mỏng sẽ được đưa khéo léo vào niệu đạo, bàng quang để quan sát rõ bên trong.
5. Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu
Bác sĩ dựa vào kết quả đã thăm khám, nội soi & xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp. (3)
5.1. Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc đường tiêm
Thuốc kháng sinh là “vũ khí” chính trong chữa viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh nhân chỉ có những biểu hiện do viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh dạng uống từ 5 – 7 ngày. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh, sốt, run người, nhiễm trùng huyết, có viêm ở đường niệu trên thì bác sĩ sẽ cho nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Những trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát lại nhiều lần, hoặc trường hợp bệnh nhân bị dị dạng ở đường tiết niệu, người đặt ống thông tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra loại kháng sinh phù hợp, đảm bảo an toàn trước khi điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Một số loại thuốc có tác dụng sát trùng cũng mang lại hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, có thể được kê đơn kèm với kháng sinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ xem xét một cách cẩn thận trước khi kê đơn.
Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả, hoặc có thêm các biến chứng như thận áp xe, thận mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Lưu ý, nếu thực hiện không dứt điểm, bệnh có thể tái phát trở lại và tiến triển nghiêm trọng.
5.2. Tác dụng phụ không mong muốn
Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Mỗi loại thuốc điều trị đều có những tác dụng phụ, ví dụ:
- Ảnh hưởng đến da như bong tróc da, ngứa ngáy, phồng rộp, mụn nước, phát ban…
- Các vấn đề về tiêu hóa như nặng dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng, đau thượng vị…
- Ảnh hưởng đến máu như giảm tiểu cầu, bạch cầu, tan máu, thiếu máu, suy tủy…
- Các vấn đề khác như ngộ độc, đái ra máu, viêm huyết khối tĩnh mạch, vàng da, đau đầu, ảo giác, nhức mỏi cơ…
5.3. Nguyên tắc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp
Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng, nhẹ mà thuốc điều trị viêm đường tiết niệu sẽ có loại, liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, các bác sĩ trước khi chỉ định loại kháng sinh cho bệnh nhân cũng cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:
- Tuổi tác
- Nguy cơ dị ứng
- Tình trạng thai sản
5.4. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu
Đối với những trường hợp viêm tuyến tiền liệt ở mức độ nhẹ, thường sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh từ 2 - 3 ngày, nhưng phần lớn trường hợp phải dùng thuốc khoảng 7 – 10 ngày. Một số trường hợp nhiễm trùng tiết niệu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị dài ngày với loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Để giúp việc điều trị viêm đường tiết niệu có hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định, do chính bác sĩ chuyên khoa kê đơn sau khi đã thăm khám cụ thể.
- Chú ý uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo như chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý thay đổi, dừng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa chưa đồng ý.
- Tránh sử dụng những cách chữa viêm tiết niệu dân gian trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh phòng ngừa khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau: Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách, tránh tắm ở nơi có nguồn nước bẩn, kiêng quan hệ tình dục, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp…
5.5. Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu
Khi bị viêm đường tiết niệu, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau nhằm làm giảm đi khó chịu mỗi khi tiểu tiện.
- Uống đầy đủ nước để làm loãng nước tiểu, đồng thời giúp đào thải hiệu quả các loại vi khuẩn trong đường tiết niệu ra ngoài.
- Có thể sử dụng các biện pháp như chườm ấm vào bụng nhằm hạn chế cơn đau, khó chịu.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, cà phê, nước ngọt, rượu, các chất kích thích trong thời gian bị viêm đường tiết niệu.
6. Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu để kéo dài lâu ngày không được điều trị dứt điểm sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh có thể bị hẹp niệu đạo, đặc biệt thường gặp ở nam giới. Bệnh nhân sẽ gặp phải các biểu hiện như dòng nước tiểu yếu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu ra ít, đi tiểu không tự chủ, xuất tinh sớm…
- Người bệnh dễ bị rối loạn điện giải, đường huyết tăng, sỏi thận, thậm chí là bị nhiễm trùng thận cấp hoặc mãn tính, nghiêm trọng hơn là tổn thương thận vĩnh viễn.
- Đối với nữ giới, do cấu tạo niệu đạo gần với âm đạo và hậu môn nên dễ bị các tác nhân có hại xâm nhập vào gây ra nhiều bệnh lý về hệ tiết niệu, bệnh viêm nhiễm phụ khoa… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản.
- Đặc biệt, viêm đường tiết niệu có thể biến chứng thành nhiễm trùng huyết, hậu quả của bệnh viêm đài bể thận. Khi bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân có thể bị suy tim, suy thận, huyết áp hạ đột ngột, thậm chí là dẫn đến tử vong.
- Phụ nữ mang thai dễ gặp phải những biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non, viêm bể thận ở mẹ, nhiễm khuẩn sơ sinh… Em bé sinh ra thường dễ bị nhẹ cân hơn so với các bé khác.
- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống, cuộc yêu của người bệnh suy giảm. Người bệnh dễ bị huyết áp cao, bệnh gout cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
7. Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, mọi người nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Uống đầy đủ nước hàng ngày (từ 1.5 - 2 lít), bổ sung thêm các loại trái cây, thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn.
- Những người đang trong độ tuổi tình dục nên chú ý về tư thế quan hệ để tránh các tác động mạnh đến lỗ niệu đạo.
- Giữ gìn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi yêu.
- Nên đi tiểu tiện trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Nên tiểu tiện một cách từ từ, tránh dồn dập để tránh ảnh hưởng đến khu vực xương chậu.
- Tránh sử dụng các chất gây kích thích niệu đạo như chất khử mùi, xà phòng… Tốt nhất nên sử dụng vòi hoa sen để tắm.
- Không nên mặc các loại đồ lót chật chội, đồ lót bí bách.
- Sau khi đại tiện xong, nên lau từ trước ra sau để tránh sự tấn công của vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên niệu đạo.
- Nên điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt.
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu hoặc tái phát nhiều lần sẽ dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang nghi ngờ đường tiểu đang bị viêm nhiễm, hãy đến phòng khám 11 Thái Hà để làm xét nghiệm và điều trị dứt điểm nhé! Đăng ký khám bệnh qua Hotline & Zalo 0325 780 327 để nhận mã "Giảm Giá" tiết kiệm chi phí.