Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
12/4/2023

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế của WHO giúp bác sĩ theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi nhẹ hơn hoặc lớn hơn so với bình thường. Từ đó, bác sĩ sẽ khuyến nghị cho thai phụ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh trong thời gian còn lại của thai kỳ.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO

Bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu cần được siêu âm thai tối thiểu 3 lần trong suốt thai kỳ, đó là tuần thứ 12 tuần 20 và tuần thứ 32. Trong mỗi lần siêu âm, mẹ cần chú ý đến cân nặng, chiều cao của thai nhi để biết được con mình có đang phát triển tốt không, có nhỏ hơn hoặc lớn hơn hay không.

Theo nhiều nghiên cứu, thai nhi bắt đầu có những thay đổi nhanh từ tuần thứ 8 về cân nặng, chiều dài và dần thay đổi theo từng tuần. Để có thể biết chính xác quá trình thai nhi phát triển, mẹ bầu cần chú ý đi thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Tuổi thai nhi Cân nặng Chiều dài (cm)
Tuần thai 8 1 - 10 g 1.6
Tuần thai 9 1 - 10 g 2.3
Tuần thai 10 1 - 10 g 3.1
Tuần thai 11 45 g 4.1
Tuần thai 12 58 g 5.4
Tuần thai 13 73 g 6.7
Tuần thai 14 93 g 14.7
Tuần thai 15 117 g 16.7
Tuần thai 16 146 g 18.6
Tuần thai 17 181 g 20.4
Tuần thai 18 222 g 22.2
Tuần thai 19 272 g 24.0
Tuần thai 20 330 g 25.7
Tuần thai 21 400 g 27.4
Tuần thai 22 476 g 29
Tuần thai 23 565 g 30.6
Tuần thai 24 665 g 32.2
Tuần thai 25 756 g 33.7
Tuần thai 26 900 g 35.1
Tuần thai 27 1 kg 36.6
Tuần thai 28 1.1 kg 37.6
Tuần thai 29 1.239 kg 39.3
Tuần thai 30 1.396 kg 40.5
Tuần thai 31 1.568 kg 41.8
Tuần thai 32 1.755 kg 43.0
Tuần thai 33 2.0 kg 44.1
Tuần thai 34 2.2 kg 45.3
Tuần thai 35 2.378 kg 46.3
Tuần thai 36 2.6 kg 47.3
Tuần thai 37 2.8 kg 48.3
Tuần thai 38 3.0 kg 49.3
Tuần thai 39 3.186 kg 50.1
Tuần thai 40 3.338 kg 51.0
Tuần thai 41 3.6 kg 51.5
Tuần thai 42 3.7 kg 51.7

2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Để có thể đo chính xác chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo đúng với từng tuần, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: Thông thường, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ vị trí đầu tới mông. Ở thời điểm này, do chân của thai nhi đang uốn cong nên việc đo cân nặng, chiều dài gặp nhiều khó khăn và kết quả cũng dễ bị sai lệch. Do đó, đây được coi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42: Trong khoảng thời gian này, cân nặng thai nhi sẽ tăng dần và bác sĩ có thể biết được chiều dài của bé bằng cách đo khoảng cách từ đầu đến gót chân.
  • Từ tuần 32: Ở thời điểm này, cân nặng của bé sẽ phát triển một cách tối đa và dần hoàn thiện hơn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Chiều dài, cân nặng thai nhi ở mỗi bé có đôi chút khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền

Trong một vài nghiên cứu, di truyền cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi, chiếm khoảng 23% các trường hợp. Nếu bố và mẹ có chiều cao, cân nặng chuẩn thì tương tự con sinh ra cũng như vậy và ngược lại.

  • Sức khỏe và vóc dáng của mẹ bầu

Với những mẹ bầu nào có tình trạng sức khỏe tốt, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp thì tất nhiên, em bé trong bụng sẽ phát triển một cách toàn diện, ổn định về cả cân nặng, chiều cao. Còn mẹ nào có sức khỏe không đảm bảo thì chiều cao, cân nặng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo, có thể không đủ tiêu chuẩn đã định.

  • Thứ tứ sinh con

Thông thường, con đầu tiên sẽ nhẹ cân hơn so với con thứ và ngược lại. Tuy nhiên, nữ giới khi sinh con dày, khoảng cách giữa 2 lần sinh con không quá xa thì con thứ cũng dễ bị nhẹ cân.

  • Số lượng thai

Nhiều nghiên cứu cho biết, mẹ bầu nào mang đa thai, song thai thì thường cân nặng thai nhi sẽ nhẹ hơn so với tiêu chuẩn đã quy định.

  • Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ

Giai đoạn mang thai thường có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ thì em bé sẽ phát tiển đầy đủ về chiều cao, cân nặng cũng như chể chất.

Vì vậy, trong suốt thời kỳ mang thai, các mẹ cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.

  • Tăng cân trong thai kỳ

Mẹ bầu nào không tăng cân hoặc tăng cân với mức độ vừa phải thì em bé trong bụng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, những mẹ nào bị béo phì, tiểu đường khi mang thai thì con sinh ra thường có số cân nặng lớn hơn so với những trẻ khác.

  • Giới tính của thai nhi (bé trai thường nặng cân hơn bé gái)

Rất nhiều thống kê cho biết, các bé trai khi sinh ra thường nặng cân hơn so với bé gái ở cùng một mẹ.

Bạn có biết:

4. Cân nặng thai nhi “lệch chuẩn” có ảnh hưởng gì không?

Đây là vấn đề mà có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng và nhờ tới sự giải đáp của các chuyên gia. Theo các chuyên gia, chỉ số cân nặng thai nhi nếu chỉ chênh lệch một mức nhỏ thì hoàn toàn không nguy hiểm. Tuy nhiên, trường hợp thai nhi có số cân nặng quá nhỏ hoặc quá lớn hơn so với tuổi thai thực thì lại là một vấn đề nghiêm trọng, ví dụ:

4.1. Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai

Đây là trường hợp mà khi đo, thai nhi có chiều cao lớn hơn so với tiêu chuẩn, thường là khoảng 3cm thì tức là bé đang phát triển quá mức so với số tuổi chuẩn thai. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, kiểm tra một cách cụ thể để nắm rõ hơn.

  • Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Thai nhi bị thừa cân, có kích thước lớn sẽ khiến mẹ bị khó ngủ trong các tháng cuối, đặc biệt là mẹ còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Bên cạnh đó, các bác sĩ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài và khiến mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, băng huyết sau sinh. Thậm chí, nhiều trường hợp không thể sinh thường còn phải tiến hành sinh mổ hoặc dễ gây ra một số biến chứng như tổn thương tử cung, vỡ tử cung rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Những em bé có số cân nặng lớn hơn bình thường thường bị thừa cân, béo phì và có nguy cơ cao mắc phải các bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn, bệnh về đường tiêu hóa, suy tim, tiểu đường, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa sau sinh…

4.2. Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai

Ngược lại, trường hợp thai nhi có chiều dài ngắn hơn so với tiêu chuẩn thì bác sĩ chuyên khoa cũng cần kiểm tra, thăm khám đầy đủ để tìm ra nguyên nhân, từ đó sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

  • Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Những thai nhi có số cân nặng nhỏ hơn so với tiêu chuẩn thường bắt nguồn từ việc mẹ bầu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh, ăn uống thiếu chất hoặc đang mắc phải một bệnh lý nào đó làm ảnh hưởng đến em bé.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Với trường hợp này, thai nhi dễ bị thiếu cân và phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như đa hồng cầu, não kém phát triển, viêm phổi, hạ đường huyết, sức đề kháng yếu, hệ thần kinh có dị tật…

5. Mẹ bầu nên làm gì khi cân nặng thai nhi “lệch chuẩn”?

Trường hợp thai nhi nhẹ cân hoặc nặng cân hơn so với tiêu chuẩn chung, bạn cũng không nên quá lo lắng và nhớ làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ các mẹ có thể tự áp dụng tại nhà.

5.1. Khi cân nặng thai nhi nhẹ hơn so với chuẩn

  • Cung cấp đầy đủ các chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày như chất béo, vitamin, tinh bột, chất đạm, khoáng chất, sữa, trái cây, rau xanh, gạo, mì, thịt, trứng, cá, chất xơ, các loại hạt…
  • Có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng một cách tốt nhất như: 3 bữa chính, 3 bữa phụ (gồm giữa buổi sáng, giữa chiều và trước khi đi ngủ). Lưu ý nhỏ, mỗi bữa không nên ăn quá no để có thể hấp thụ được dinh dưỡng.
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn tái, sống, đồ xông khói, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ nướng, thực phẩm lên men chua và các loại thức uống chứa cafein, đồ uống chứa cồn.
  • Duy trì cho mình một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, có khoa học. Nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Nên bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin theo từng giai đoạn của thai kỳ như sắt, canxi, axit folic, DHA, vitamin A, B, C, E, K… thông qua các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên tập một vài động tác thể thao nhẹ nhàng, phù hợp trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

5.2. Khi cân nặng thai nhi lớn hơn so với chuẩn

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột.
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả ít đường, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi bữa nên ăn với lượng thức ăn phù hợp.
  • Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng sao cho phù hợp, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5.3. Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi đã phát triển đúng tiêu chuẩn?

Trong trường hợp, mẹ thấy cân nặng thai nhi đã ở mức ổn định, cân bằng thì đây là một điều rất tốt. Để có thể duy trì được trạng thái này, các mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, không thiếu cũng không thừa.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
  • Có chế độ vận động phù hợp.
  • Tránh xa các tác nhân có hại đối với sức khỏe như khói bụi, chất độc, môi trường ô nhiễm, phóng xạ…
  • Tránh ăn các loại đồ ăn lên men, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ xông khói, đồ ăn quá chua, đồ ăn quá ngọt, các chất kích thích, bia rượu…

Hy vọng qua bài viết này đã giúp các mẹ nắm rõ về bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi từ đó giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân bằng và lịch sinh hoạt lành mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các mẹ có thể nhấp vào khung chat trực tuyến hoặc gọi ngay đến hotline 0325 780 327 để được tư vấn cụ thể.

https://suckhoe24gio.webflow.io

Mọi người đã tìm kiếm: cân nặng thai.nhi

Nguồn tham khảo:

  1. Your Week-by-Week Pregnancy Calendar - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  2. Fetal development: The 2nd trimester - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023