Top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay

Tác giả:
Đỗ Văn Hiếu
Update on:
17/4/2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Vũ Hồng Lân

Bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục là nguyên nhân chủ yếu, nhóm bệnh gây ra nhiều nguy hiểm cho cộng đồng vì dễ lây lan và tỉ lệ tử vong cao. Ngành y khoa định nghĩa về bệnh xã hội như thế nào và những bệnh lý nào phổ biến nhất.

Bệnh xã hội (Social Disease), nhằm chỉ những chứng bệnh có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội do khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm trong cộng đồng dân cư. Các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn là, một số bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con, lây qua truyền máu hoặc tiếp xúc gián tiếp.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội?

Bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng nên ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng trong cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn:

  • Người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
  • Người có quan hệ tình dục với đối tượng có nhiều bạn tình.
  • Gái mại dâm và người có quan hệ tình dục với gái mại dâm.
  • Trẻ em tuổi vị thành niên còn thiếu các kiến thức về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản và không biết sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Tiêm chích mà túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác dễ mắc các bệnh lý như viêm gan B (HVB),  viêm gan C (HVC) và HIV/AIDS.
Các bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm
Hình ảnh các bệnh xã hội phổ biến

Top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay

1. Bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, nếu nốt sùi mào gà mọc ở những vùng như miệng, mắt và vòm họng, bộ phận sinh dục. Gây ra tâm lý mặc cảm tự ti. Một điều nguy hiểm khác là bệnh rất dễ tái phát nhiều lần, chỉ cần mỗi lúc hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi thì các nốt mào gà sẽ mọc lại chính tại vùng da đã bị nhiễm virus HPV.

2. Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến thứ 2 chỉ xếp sau bệnh mộng gà. Bệnh gây tiết nhiều dịch mủ, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, vùng kín ngứa ngáy, đau nhức… gây khó khăn trong sinh hoạt. Bệnh lậu có thể gây ra các biến chứng trầm trọng nếu không được điều trị như: viêm vùng chậu làm tắc ống dẫn trứng, hiện tượng thai ngoài tử cung, đau và viêm trong các ống nối với tinh hoàn… có thể gây vô sinh ở nam và nữ.

3. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong các bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Thời gian đầu bệnh chỉ gây ra các tổn thương ngoài da theo từng giai đoạn, mới đầu chỉ là vết loét (săng giang mai) sau đó có thể là đào ban, mảng sẩn, nốt phỏng nước... Khi bệnh trở nặng, vi khuẩn giang mai có thể phá hủy hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống xương khớp và lục phủ ngũ tạng khiến người bệnh tàn tật, bại liệt hoặc thậm chí tử vong.

Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo chóng mặt, đau đầu, nổi hạch bẹn, mệt mỏi, chán ăn... Không chỉ lây lan qua quan hệ tình dục, bệnh còn lây qua truyền máu, từ mẹ sang con hoặc lây truyền qua các tiếp xúc với các vết loét giang mai ngoài da.

4. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh xã hội khá phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt. Cụ thể:

  • Mụn rộp sinh dục gây ra các vết loét rất đau đớn và khó lành.
  • Phụ nữ có thai bị mụn rộp có thể bị sảy thai hoặc sinh non, lây truyền bệnh cho con trong lúc sinh nở.
  • Bệnh rất dễ tái phát theo chu kỳ một năm hoặc chỉ sau vài tháng.

5. Bệnh hạ cam

Bệnh hạ cam có tính chất tương tự như giang mai và mụn rộp do vi khuẩn Haemophilus ducreyi gây ra. Đặc trưng của bệnh là hình thành các nốt đỏ, sau đó 1-2 ngày sẽ loét ra. Lúc này người bệnh đau rát khi giao hợp hoặc khi đi tiểu, vùng háng sưng, hạch bẹn sưng…

Bệnh lây truyền khi có tiếp xúc giữa da với da trong quan hệ tình dục hoặc qua các tiếp xúc gián tiếp. Bệnh có thể chữa khỏi mà không để lại sẹo nhưng nếu không điều trị sẽ gây sẹo vĩnh viễn và nhiễm trùng ở nam và nữ, gia tăng nguy cơ mắc HIV, giang mai…

6. Bệnh HIV/AIDS

HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. tên viết tắt của Human Immunodeficiency Virus Infection – Acquired Immunodeficiency Syndrome. Căn bệnh xã hội này là nỗi ám ảnh giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.

Giai đoạn đầu, người bệnh có triệu chứng giống như cúm trong thời gian ngắn, sau đó không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển thì hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hoặc khối u mà người bình thường khó có thể mắc phải, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

Hiện chưa có biện pháp chữa khỏi HIV/AIDS nhưng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình phát triển của virus và kéo dài tuổi thọ người bệnh thêm 8-12 năm. Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là quan hệ tình dục an toàn và ngăn ngừa lây truyền bệnh từ mẹ sang con, dùng riêng bơm kim tiêm.

7. Bệnh Chlamydia

Chlamydia là một trong các bệnh xã hội khá phổ biến, có thể gây tổn thương nghiêm trọng, vĩnh viễn đến cơ quan sinh sản của nam và nữ giới. Phụ nữ dễ bị vô sinh, thai ngoài tử cung, sinh non…. Trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi….

Triệu chứng của Chlamydia giống với nhiễm trùng đường tiết niệu: Người bệnh tiết nhiều dịch bất thường, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, sưng đau một bên tinh hoàn… Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con, có thể chữa khỏi dễ dàng nếu được điều trị đúng cách.

Bệnh xã hội có nguy hiểm không?

Bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, gây thiệt hại trầm trọng về mặt sức khỏe, tâm lý và kinh tế của bản thân người bệnh, gia đình và toàn xã hội.

  • Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý: Hầu hết các bệnh xã hội đều gây mất thẩm mỹ cho vùng da nhiễm bệnh, đặc biệt là khi nó xuất hiện ở vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti với bạn tình, lảng tránh quan hệ tình dục, làm gián đoạn cuộc sống chăn gối và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Dễ tái phát: Các bệnh xã hội do virus gây ra như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV/AIDS đều chưa có thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh tái phát nhiều lần sau khi điều trị khiến người bệnh mệt mỏi với lộ trình điều trị dài ngày và tốn kém chi phí.
  • Vô sinh - hiếm muộn: Chlamydia hoặc bệnh lậu là hai bệnh xã hội gây vô sinh hiếm muộn hàng đầu. Ở nữ giới, chúng gây viêm và đau vùng chậu mãn tính, tắc ống dẫn trứng và hiện tượng thai ngoài tử cung. Ở nam giới, chúng làm viêm ống dẫn tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn…
  • Đe dọa đến tính mạng: Các bệnh xã hội như bệnh giang mai, bệnh lậu, HIV/AIDS đều de dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Trong đó, giang mai khiến người bệnh phình mạch và vỡ mạch; HIV khiến cơ thể không còn khả năng miễn dịch để chống lại các chứng bệnh thông thường; Vi khuẩn lậu khi lan vào máu và khớp sẽ đe dọa đến tính mạng…

Phòng ngừa bệnh xã hội như thế nào?

Hầu hết các bệnh xã hội hiện nay đều lây truyền qua đường tình dục nên cách tốt nhất để phòng tránh là quan hệ tình dục chung thủy 1 vợ 1 chồng, duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe thường xuyên.

  • Chung thủy một vợ một chồng: Chung thủy trong quan hệ tình dục là cách phòng bệnh xã hội tốt nhất, cả vợ và chồng đều phải bảo đảm chung thủy với bạn đời.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Tình dục an toàn là hành vi tình dục có sử dụng các biện pháp an toàn để giảm nguy cơ lây nhiễm như sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục với người bán dâm hoặc người có nhiều bạn tình.
  • Cẩn thận với “tình một đêm”: Hiện nay, có rất nhiều người trẻ chưa muốn lập gia đình đều có ý định tìm kiếm bạn tình để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Với bạn tình mới quen thì bạn thường không biết rõ tiểu sử bệnh lý của “đối tác” nên nguy cơ lây bệnh là rất cao.
  • Khám sức khỏe định kỳ: mỗi 6 tháng hoặc một năm một lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra và giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác.
  • Tự trang bị kiến thức về y tế, sức khỏe: Người bệnh có kiến thức về bệnh xã hội giúp bạn phát hiện kịp thời triệu chứng bất thường của bản thân và bạn tình.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Uống đúng thuốc, khám đúng hẹn để chắc chắn bệnh được chữa khỏi, tránh tình trạng bệnh tái phát.
  • Tránh lây bệnh cho người khác: Nếu bạn mắc bệnh xã hội thì vợ hoặc chồng bạn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Do đó, bạn tình nên cùng nhau đi khám và điều trị để tránh tình trạng bệnh lây lan qua lại giữa 2 người. Ngoài ra, bạn cũng nên dừng quan hệ tình dục cho đến khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Hạn chế dùng chất kích thích: Sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích khác sẽ khiến bạn không thể kiểm soát hành động của bản thân, dễ xảy ra chuyện “tình một đêm”.

Trên đây chỉ là những kiến thức tổng quan & cơ bản nhất về bệnh xã hội. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn hãy đọc tiếp các bài viết chuyên sâu về các bệnh xã hội của phòng khám đa khoa Thái Hà nhé! Số điện thoại tư vấn miễn phí 0325.780.327 từ 7h đến 23h hàng ngày.

--> https://suckhoe24gio.webflow.io

Nguồn tham khảo nội dung:

  1. Understanding Sexually Transmitted Diseases (STDs) - Ngày truy cập: 11/04/2023
  2. Most Common STDs for Women and Men - Ngày truy cập: 11/04/2023
  3. What you need to know about STDs - Ngày truy cập: 11/04/2023
  4. Genital-warts overview - Ngày truy cập: 11/04/2023