Bệnh lậu là gì? triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Tác giả:
Vũ Thị Hà
Update on:
14/7/2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến

Bệnh lậu là gì? Cách điều trị, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lậu là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu trong bối cảnh tỉ lệ mắc bệnh xã hội ngày càng tăng. Mời các bạn tiếp tục theo dõi tiếp bài viết để có những thông tin chi tiết nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Bệnh lậu là gì?

hình ảnh bệnh lậu ở nam giới và nữ giới

Bệnh lậu (lậu mủ - Gonorrhea) là một bệnh xã hội rất phổ biến trên thế giới. Thủ phạm gây bệnh lậu là song cầu khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus. (1)

Phân loại: bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lậu gây ra những tổn thương đến cơ quan sinh sản và có thể gây vô sinh - hiếm muộn ở cả nam và nữ nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ khi sinh có thể lây qua cho con gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bé.

2. Biểu hiện, triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và nữ giới dễ nhận biết

biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu
Biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu

Biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu bắt đầu xuất hiện rất sớm từ 10 - 20 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lậu. Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới có những khác biệt so với biểu hiện ở phụ nữ.

2.1. Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới

Biểu hiện của bệnh lậu xuất hiện rõ rệt ở 90% nam giới nhiễm lậu, 10% trường hợp còn lại tuy không có dấu hiệu mắc bệnh nhưng vẫn có thể truyền nhiễm vi khuẩn lậu sang bạn tình. Một số triệu chứng bệnh lậu ở nam giới: (2)

  • Chảy mủ ở dương vật, mủ có màu vàng hoặc xanh. Nhiễm trùng càng nặng thì chảy mủ càng nhiều. Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ), mủ thường chảy trong vòng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm trùng.
  • Tiểu tiện bất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
  • Viêm mào tinh hoàn: Đối với những nam giới không xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu ban đầu thì khi vi khuẩn lậu lan sang các vùng da xung quanh như bìu và tinh hoàn sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn, đau háng.
  • Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do niệu đạo bị viêm.
  • Sưng đau tinh hoàn (Trường hợp này hiếm gặp)
  • Xuất tinh ra máu.

2.2. Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, có đến 80% trường hợp mắc bệnh mà không có biểu hiện. Một số triệu chứng xuất hiện nếu có thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, khí hư màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
  • Lỗ niệu đạo có màu đỏ.
  • Tiểu nhiều, tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
  • Chảy máu âm đạo dù không phải kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục nếu như vi khuẩn lậu đã gây biến chứng viêm vùng chậu.
  • Bị nhiễm trùng nặng có thể bị sốt.
  • Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.

2.3. Một số triệu chứng bệnh lậu xuất hiện ở cả nam và nữ giới

  • Triệu chứng bệnh lậu ở miệng giống nhau ở cả nam và nữ, bao gồm viêm họng, đau họng, amidan sưng đỏ và mưng mủ…
  • Biểu hiện của bệnh lậu ở hậu môn, trực tràng như hậu môn tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu, tiêu chảy, đau khi đi đại tiện…
  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn sức khỏe giảm sút.

2.4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc dịch tiết giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng của bạn, hãy đặt lịch hẹn gặp bác sĩ ngay. (3)

Ngoài ra, nếu bạn đã có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu, hãy hẹn gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu không được điều trị, bạn có thể tái nhiễm bệnh ngay cả khi người đó đã được chữa trị bệnh lậu.

3. Nguyên nhân gây bệnh lậu

nguyên nhân bệnh lậu

3.1. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lậu

Vi khuẩn lậu gram âm Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu. Để có biện pháp phòng tránh lậu mủ, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gián tiếp xét đến ở dưới đây.

3.2. Bệnh lậu lây qua đường nào?

Vi khuẩn lậu lây truyền từ cơ thể người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con, thông qua lây truyền gián tiếp.

1. Lây truyền qua đường tình dục

Theo số liệu thống kê của CDC, khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ bằng đường miệng, quan hệ bằng đường sinh dục thông thường, quan hệ qua đường hậu môn đều có thể mắc bệnh lậu. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính…

Nếu quan hệ tình dục trực tiếp với người bệnh thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới rất nhiều: tỉ lệ ở nam giới chỉ khoảng 20-25%, nữ giới 65-80%, quan hệ đồng tính có tỉ lệ mắc lậu mủ còn cao hơn.

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ, nên dễ bị lây bệnh.

3. Lây qua đường truyền máu

Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người nhiễm bệnh. Trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao. Trường hợp này chủ yếu xảy ra đối với đối tượng thường xuyên tiêm chích ma túy, với việc cho và nhận máu trong bệnh viện thì trường hợp này gần như không thể xảy ra do đã có xét nghiệm kiểm tra với đối tượng hiến máu. Nếu bạn là người khỏe mạnh có vết thương hở tiếp xúc với dịch nhầy hoặc máu chứa vi khuẩn lậu thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao.

4. Lây truyền gián tiếp (tỉ lệ rất thấp)

Vi khuẩn lậu sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo, tắm chung bồn tắm với người mắc lậu. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một vi khuẩn yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp.

4. Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu

Hiệu tượng tiểu buốt, tiểu ra máu và mủ … là biểu hiện bệnh lậu điển hình. Nếu chúng xuất hiện sau khi bạn có quan hệ tình dục với người lạ thì nên đi khám bác sĩ và đăng ký xét nghiệm bệnh lậu càng sớm càng tốt.

  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lậu dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiểu sử quan hệ tình dục của người bệnh. Sau đó chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: nhuộm màu Gram âm để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn lậu, .
  • Nhuộm Gram: là kỹ thuật sử dụng loại thuốc nhuộm đặc biệt, nhuộm các thành phần của vi khuẩn để chúng nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này thường lấy mẫu ở niệu đạo hoặc mẫu nước tiểu đầu dòng (từ 20-30ml). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho kết quả chính xác ở nam giới, còn nữ giới thì rất khó phát hiện vi khuẩn lậu.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: phương pháp này có độ chính xác cao giúp phát hiện vi khuẩn lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng, mặt hoặc cổ họng. Phương pháp này lấy mẫu bệnh phẩm rồi nuôi cấy trong môi trường phù hợp để kiểm tra xem có sự phát triển của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay không. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra xem vi khuẩn lậu có kháng lại loại thuốc kháng sinh nào hay không, từ đó lựa chọn loại thuốc phù hợp. Nhược điểm: vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường nên quá trình nuôi cấy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thí nghiệm mới đảm bảo có kết quả đúng, ngoài ra phương pháp này cũng mất khá nhiều thời gian từ 5-7 ngày.

5. Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới

Bệnh lậu có chữa khỏi được không? Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt song cầu khuẩn lậu. Liều lượng kháng sinh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài dùng thuốc, bác sĩ còn khuyến nghị người bệnh đăng ký chữa bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA giúp đẩy nhanh quá trình điều trị nhanh gấp nhiều lần. (4)

5.1. Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

các loại thuốc chữa bệnh lậu Ceftriaxone (rocephin) 250 mg, Spectinomycin (trobicin) 2g, Cefotaxime 1g, Doxycyclin 100 mg, Tetraxyclin 500 mg, Erythromycin 500 mg, Azithromycin (zithromax) 500 mg

Cách chữa bệnh lậu hiệu quả là sử dụng kháng sinh đặc trị dạng uống hoặc dạng tiêm. Liều lượng và pháp đồ điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Điều trị lậu cấp tính: Bệnh nhân chỉ cần một lộ trình điều trị ngắn hạn bằng kháng sinh là đủ.
  • Điều trị lậu mãn tính: Bệnh nhân cần tăng liều lượng thuốc kháng sinh liều cao và thời gian điều trị.

Hiện nay, do tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi mà số ca vi khuẩn lậu kháng thuốc ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, làm bệnh nhân mất nhiều chi phí và thời gian điều trị. Vì vậy, tất cả các loại thuốc kháng sinh chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định bằng đơn thuốc của bác sĩ.

5.2. Cách điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA

Công nghệ DHA là một trong những cách điều trị bệnh lậu tiên tiến của y học hiện đại, phương pháp chữa hiệu quả cho cả bệnh lậu cấp tính và mãn tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, thời gian điều trị được rút ngắn hơn nhiều so với dùng thuốc đơn thuần.

Nguyên lý điều trị bệnh lậu bằng DHA:

  • Công nghệ DHA phát ra sóng điện từ với năng lượng cực lớn, thẩm thấu sâu vào bên trong các tế bào tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae ẩn sâu bên trong tế bào.
  • Không chỉ thế, DHA còn kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể góp phần tiêu diệt nhanh xoắn khuẩn gây bệnh lậu, phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ DHA:

  • Rút ngắn thời gian điều trị: DHA hỗ trợ điều trị bệnh lậu, cho thời gian chữa bệnh nhanh hơn so với việc điều trị bệnh lậu bằng thuốc thông thường.
  • Tiêu diệt vi khuẩn lậu triệt để: Sử dụng hệ thống máy tính thông minh, lợi dụng hiệu ứng nhiệt lượng để xác định chính xác và tiêu diệt triệt để mầm bệnh mà không ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh, không gây tác dụng phụ. 
  • Nâng cao khả năng miễn dịch: Giúp khả năng miễn dịch của cơ thể tốt hơn sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
  • Tỉ lệ chữa khỏi bệnh lậu hoàn toàn rất cao.

5.3. Lời khuyên giúp điều trị bệnh lậu nhanh khỏi

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục nếu đang điều trị khỏi bệnh lậu, vì có thể lây bệnh cho bạn tình.
  • Nếu biết mình mắc bệnh lậu thì bạn nên đưa bạn tình đi xét nghiệm và điều trị cùng, tránh tình trạng bị nhiễm bệnh sau này.
  • Tuân thủ tuyệt đối lộ trình điều trị bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định, tuyệt đối không được tự ý bỏ ngang quá trình chữa bệnh.
  • Uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày để giúp thúc đẩy quá trình bài tiết vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể.

6. Bệnh lậu có nguy hiểm không?

  • Gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa

Vi khuẩn lậu sau khi xâm nhập vào bộ phận sinh dục, gây ra viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn ở nam; viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm phần phụ ở nữ.

  • Suy giảm chất lượng sống

Bệnh lậu gây chảy mủ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

Bệnh nam khoa và phụ khoa làm suy giảm chức năng sinh lý và khoái cảm khi quan hệ tình dục, gián đoạn hoạt động của hệ bài tiết. Vì thế, đời sống sinh hoạt vợ chồng của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.

  • Vô sinh hiếm muộn

Bệnh lậu làm viêm tắc vòi trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.

  • Một số tác hại khôn lường khác

Bệnh lậu từ mẹ lây truyền sang cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị viêm mắt, mù mắt, viêm phổi và viêm da… làm gián đoạn sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Ngoài ra, bệnh nhân lậu nếu không điều trị, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác. Đồng thời, nếu người bệnh tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ  lây bệnh ra cộng đồng.

7. Cách phòng ngừa bệnh lậu

Quan hệ tình dục an toàn là giải pháp tự bảo vệ bản thân tốt nhất: (5)

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình duy nhất.  Nếu có nhiều “đối tác” hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế các tiếp xúc trong quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng ở trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà tắm công cộng….
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất mỗi năm một lần, đối với người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn cần đi khám định kỳ 6 tháng một lần.
  • Phòng ngừa bệnh lậu từ mẹ truyền sang cho thai nhi, chị em cần chú ý khám sức khỏe phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp cơ thể duy trì sức khỏe và khả năng đề kháng vi khuẩn.

8. Hình ảnh bệnh lậu chân thực nhất 

Hình ảnh bệnh lậu
Hình ảnh bệnh lậu 1
Hình ảnh bệnh lậu ở miệng
Hình ảnh bệnh lậu 2
Hình ảnh vết thương do bệnh lậu gây ra trên cơ thể
Hình ảnh bệnh lậu 3

Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh lậu dựa trên các nguồn tin uy tín trên thế giới. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa hiểu quý vị có thể liên hệ ngay đến Hotline 0325.780.327 để được tư vấn miễn phí!

Về trang chủ: https://suckhoe24gio.webflow.io