10 cách làm sữa chua ngon mịn đơn giản tại nhà

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
12/4/2023

Hướng dẫn cách làm sữa chua dẻo tại nhà bằng nếp cẩm, nha đam, hoa quả, sữa ông thọ... cực kỳ đơn giản và ngon miệng dành tặng gia đình thân yêu.

Sữa chua (hay còn gọi là yaourt) là thực phẩm lên men lactic có thành phần chính từ sữa và một số loại thực phẩm khác (nếu có). Trong sữa chua chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm, axit lactic và lợi khuẩn probiotic có trong đường ruột.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]
cách làm sữa chua tại nhà

Cách làm sữa chua ngon miệng & đơn giản tại nhà

Dưới đây là 10 cách làm sữa chua dẻo và sữa chua uống khá đơn giản mà các bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

1. Cách làm sữa chua bằng sữa ông thọ

Bạn có thể làm sữa chua từ sữa đặc hoặc sữa tươi đều được tùy vào khẩu vị, sở thích của từng người. Khi làm, chú ý điều chỉnh tỷ lệ sữa tươi và sữa đặc sao cho có độ béo ngọt phù hợp, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu cần có để làm sữa chua đặc:

  • 1 lon sữa đặc có đường (nên chọn sữa ông thọ)
  • 1 hũ sữa chua làm men cái
  • Nước sôi, nước đã đun sôi để nguội
  • Một chiếu ca hoặc thau lớn (có dung tích khoảng 2 lít trở lên)
  • Một chiếc hũ đựng, nồi ủ

Cách thực hiện:

Mở nắp sữa ông thọ rồi đổ sữa ra một thau lớn hoặc ca nhựa. Sử dụng lon đựng sữa đặc rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào thau sữa đặc.

Khuấy đều sữa đặc cho tan hoàn toàn rồi cho sữa chua men cái vào (chú ý không cho yaourt vào quá sớm vì sẽ làm hỏng men).

Cho toàn bộ hỗn hợp sữa đã tạo được vào một chiếc hũ sạch, đậy nắp rồi tiến hành ủ.

Có thể ủ sữa chua bằng thau, nồi hoặc thùng xốp sạch. Cho toàn bộ sữa chua vào dụng cụ ủ, cho nước nóng khoảng 70 – 80 độ C vào ngập đến 2/3, đậy nắp lại rồi ủ trong vòng từ 7 – 8 tiếng. Nếu ủ bằng lò vi sóng, cần cần chế độ làm nóng sẵn trong 4 phút với nhiệt độ là 170 độ C rồi tắt lò, cho sữa chua vào ủ.

Sau khi hoàn tất việc ủ sữa chua, bạn nên cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Để đảm bảo dinh dưỡng và có độ ngon ngọt chuẩn, bạn nên thưởng thức sữa chua trong vòng 1 tuần đầu. Bên cạnh đó, bạn có thể để lại 1 hũ sữa chua để làm mồi cho lần làm sữa chua tiếp.

Lưu ý khi ủ sữa chua đặc:

  • Trong thời gian làm sữa chua, bạn nên nấu một ấm nước lớn và sử dụng một phần nước đó để pha sữa. Và phần nước còn lại sau khi đã nguội bớt thì bạn sử dụng để ủ sữa chua.
  • Thường thì lượng men càng nhiều, sữa chua sẽ càng đông đặc và càng có vị chua. Nếu muốn sữa chua mình làm có vị ngọt, mềm và dẻo thì bạn nên ngừng ủ sữa chua sau 6 tiếng.
  • Nên đậy kín hũ ủ sữa chua để giúp lên men sữa chua nhanh. Nếu bạn dùng nồi cơm điện để ủ sữa chua thì không phải cắm điện.
  • Nếu tại nhà bạn không có các dụng cụ ủ sữa chua chuyên dụng, bạn có thể cho sữa chua vào một chiếc thau lớn. Sau đó, ngâm thau vào một chậu nước nóng, dùng khăn dày bọc xung quanh miệng thau để giữ độ ấm. Tiếp theo, bạn nên ủ sữa chua trong vòng 8 tiếng để giúp sữa chua có độ chua vừa miệng, không chua quá.

2. Cách làm sữa chua túi từ sữa tươi

Nguyên liệu:

  • 1 lít sữa tươi (loại sữa chưa thanh trùng)
  • 1 hũ sữa chua có đường làm men cái
  • Đường
  • 1 chiếc nồi lớn, các đồ vật để đựng, ủ sữa chua

Cách thực hiện:

Cho sữa tươi vào nồi và đun nóng, khuấy nhẹ theo một chiều để sữa không vón cục, không cháy dính ở đáy nồi. Có thể thêm đường tùy vào khẩu vị, khi thêm đường thì cần khuấy đều để đường tan hết.

Đun sao cho sữa nóng đạt từ 70 – 80 độ C và thấy sữa sủi bọt quanh mép nồi thì tắt bếp. Lưu ý không để sữa sôi để tránh sữa bị mất chất.

Đợi cho đến khi sữa nguội, cho sữa chua men cái vào và khuấy đều, sau đó cho vào một hũ sạch.

Bước tiếp theo là tiến hành ủ sữa chua, cách ủ cũng giống với cách ủ sữa chua làm từ sữa đặc. Sau đó, cần cho sữa chua vào ngăn mát của tủ lạnh từ 2 – 4 tiếng là có thể thưởng thức.

3. Cách làm sữa chua dẻo từ cả sữa tươi và sữa đặc

cách làm sữa chua dẻo

Nguyên liệu :

  • 1 /2 lon sữa đặc (có thể ít hoặc nhiều tùy vào độ ngọt mình mong muốn)
  • 1 lít sữa tươi
  • 1 hũ sữa chua men cái
  • Các dụng cụ để đựng, nấu và ủ sữa chua

Cách thực hiện:

Cho sữa tươi cùng sữa đặc vào nồi sạch rồi đặt lên bếp, khuấy đều nhẹ tay theo 1 chiều. Khuấy đều đặn đến khi thấy sữa đạt khoảng 70 – 80 độ C thì tắt bếp.

Sau khi hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc nguội bớt, cho phần sữa chua cái vào và khuấy đều, cho vào hũ rồi đem đi ủ như bình thường.

Bạn cũng có thể sử dụng hũ sữa chua đang ủ để thử xem khẩu vị ra sao rồi tùy vào sở thích, có thể tiến hành ủ với thời gian thích hợp.

4. Cách làm sữa chua dẻo với bột giảm cân

Sữa chua dẻo được làm từ bột gelatin mà bạn có thể thể thực hiện, nếu không có bột gelatin thì bạn cũng có thể sử dụng lá gelatin tươi hoặc khô đều được. Bạn cần phải chú ý từng bước để đảm bảo sữa chua có đủ vị thơm, ngon, dẻo tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • Sữa tươi, sữa đặc, sữa chua cái
  • Bột gelatin
  • Dụng cụ để đựng, ủ sữa chua

Cách thực hiện:

Để làm sữa chua dẻo bằng bột gelatin, bạn chỉ cần nắm rõ công thức làm sữa chua từ sữa tươi, sữa đặc bởi cách làm đều giống nhau.

Tuy nhiên, sau khi các hỗn hợp sữa và sữa chua cái được tạo thành, bạn cần cho bột gelatin (ngâm sẵn trong nước khoảng 5 phút) vào sữa, sau đó cho vào 1 hộp lớn rồi tiến hành ủ như bình thường.

Sau khi kết thúc thời gian ủ, bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Khi nào thưởng thức, cắt thành từng khối vuông nhỏ rồi ăn kèm với trái cây.

5. Cách làm sữa chua không đường

cách làm sữa chua không đường

Sữa chua không đường là món ưa thích của những người bị bệnh tiểu đường và vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sữa chua không đường để làm mặt nạ dưỡng da, làm đẹp da.

Nguyên liệu:

  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 1 hũ sữa chua men cái không đường
  • Các dụng cụ dùng để nấu, đựng và ủ sữa chua

Cách thực hiện:

Bước đầu tiên, cho sữa chua không đường vào nồi và đun nóng, dùng dụng cụ để khuấy đều theo 1 chiều. Kiên trì khuấy cho đến khi sữa chua đạt 40 độ C thì tắt bếp.

Tiếp theo, cho sữa chua cái vào khuấy đều, sau đó cho vào hũ và đem ủ từ 6 – 8 tiếng.

Bên cạnh đó, bạn có thể ăn thử một hũ sữa chua đang ủ, khi thấy vị chua thích hợp với khẩu vị thì có thể cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

6. Cách làm sữa chua nha đam

Vị sữa chua ngọt dịu, thanh mát cùng những miếng nha đam giòn dai, cắn nghe vui tai sẽ là món ăn mà những ai yêu thích nha đam đều muốn ăn.

Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi; sữa đặc; đường; nha đam; 1 hộp sữa chua; các dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, gọt vỏ nha đam và rửa sao cho không còn nhựa dính ở nha đam. Tiếp theo, ngâm nha đam cùng một chút muối, 1 ít nước cốt chanh và nước sạch trong vòng 5 phút.
  • Xắt nha đam thành kiểu hạt lựu rồi rửa vài lần để sạch hết phần nhớt ở nha đam, đem để ráo.
  • Nấu nước sôi rồi cho nha đam vào luộc nhanh từ 45 giây đến 1 phút. Vớt nha đam ra ngâm cùng 200ml nước lạnh đã pha 2 thìa đường trong 1 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Thực hiện pha hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào, sau đó ủ như bình thường.

7. Cách làm sữa chua nếp cẩm

cách làm sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm là một trong những món ăn cực kỳ tốt cho chị em, đặc biệt là khi chị em đến kỳ kinh nguyệt vì nếp cẩm giúp bổ máu.

Nguyên liệu: Sữa chua; 1 lít nước lạnh; 100 gram đường trắng; 3 lá dứa; 200 gram nếp cẩm; 100ml nước cốt dừa; 0.5 thìa cafe muối ăn.

Cách thực hiện:

  • Vo sạch và ngâm gạo nếp cẩm từ 3 – 4 tiếng để gạo nở ra. Sau đó vo nếp cẩm một lần nữa cho sạch hơn rồi cho vào nồi.
  • Cho vào nồi một chút muối, một chút nước cùng nếp cẩm rồi đun cho đến khi nếp chín, có độ sánh vừa phải. Trong thời gian đun, nên cho lá dứa vào đun cùng, chú ý thỉnh thoảng nên khuấy đều.
  • Khi thấy nếp bắt đầu chín, cho đường vào và đảo đều, đun thêm khoảng 5 phút để nếp ngấm đều với đường. Tắt bếp, để cho nếp nguội hẳn.
  • Bước cuối cùng, bạn chỉ cần cho chè nếp cẩm ra cốc, cho sữa chua và nước cốt dừa vào là có thể thưởng thức món ăn thơm ngon này.

8. Cách làm sữa chua từ trà xanh

Sữa chua làm từ trà xanh (matcha) là một loại sữa chua có hương vị mới được không ít người ưa chuộng. Cách làm sữa chua từ trà xanh không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ với thái độ kiên trì, mày mò học là ai cũng có thể làm được. Sau đây là hướng dẫn làm sữa chua từ trà xanh mà các bạn có thể thực hiện tại nhà, rất là đơn giản.

Nguyên liệu cần có: Sữa đặc; Sữa tươi không đường; Sữa chua cái; Bột matcha; Nước sôi; và dụng cụ đun, đựng và ủ sữa chua.

Cách thực hiện:

  • Đựng bột trà xanh vào một chiếc bát nhỏ, thêm khoảng 50ml nước sôi rồi khuấy đều để trà xanh tan hết.
  • Cho vào nồi sữa đặc, sữa tươi rồi hòa tan lại. Bật nồi cơm ở nút hâm nóng trong khoảng 10 phút.
  • Đổ phần sữa chua cái vào nồi có sữa đặc, sữa tươi đã hòa sẵn rồi khuấy đều tay. Tiếp theo, rót nước trà xanh vào.
  • Đậy kín nắp nồi cơm rồi ủ trong vòng 7 – 8 tiếng hoặc để qua đêm sao để giúp sữa chua lên men.
  • Sau khi ủ sữa chua xong, tắt nồi và để để nguội. Cho sữa chua vào hũ hoặc túi nhỏ. Đợi đến khi sữa chua nguội hẳn thì có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh là được.

9. Cách làm sữa chua hoa quả

cách làm sữa chua hoa quả

Với những ai yêu thích trái cây thì có thể tự làm cho mình một cốc sữa chua hoa quả cực kỳ thơm ngon này. Món ăn này cực kỳ tốt để giúp giải nhiệt vào mùa hè, và nó còn mang lại rất nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Gelatin
  • Sữa đặc hoặc sữa tươi không đường
  • Sữa chua không đường
  • Đường
  • Hũ đựng sữa chua
  • Trái cây tươi (Nguyên liệu không thể thiếu)

Cách thực hiện:

Ngâm gelatin cùng nước ấm trong 10 phút cho nở mềm rồi đun đến khi tan chảy. Bắc ra bếp và để nguội.

Xắt nhỏ trái cây rồi cho vào nồi cùng đường, nước, đun đến khi sôi, sau đó cho nhỏ lửa rồi khuấy nhẹ, đun khoảng 3 – 5 phút rồi để nguội.

Cho sữa chua ra tô, cho gelatin vào rồi khuấy đều, tiếp đến là cho hỗn hợp này vào nồi trái cây đã nguội trước đó.

Cho hỗn hợp sữa chua trái cây vào hũ đựng, đem ủ rồi cuối cùng để trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3h là có thể thưởng thức được.

10. Cách làm sữa chua trân châu Hạ Long

Đây là món sữa chua có nguồn gốc từ khu du lịch vịnh Hạ Long và được nhóm du khách là các bạn trẻ cực kỳ ưa thích.

Nguyên liệu:

  • Một hộp sữa chua mua sẵn
  • Một hộp sữa đặc
  • Sữa tươi
  • Nước nóng và nước sôi để nguội.
  • Đường trắng, bột năng….
  • Lò vi sóng, thùng xốp,  nồi cơm điện, các dụng cụ khác: bình thủy tinh 100ml, thìa, bát tô….
  • Nước cốt dừa, dừa bào, mè (vừng) rang sẵn
  • Các món ăn kèm: dừa khô, chuối khô, ô mai….

Cách thực hiện:

Bước đầu tiên, cần làm trân châu với bột rau câu giòn và bột năng. Sau đó luộc trân châu cho chín mềm rồi vớt ra, cho vào một tô nước đá, ngâm trong 10 phút.

Pha sữa đặc với nước sôi, khuấy đều theo 1 chiều.

Thêm vào sữa chua cốt làm men và sữa tươi không đường rồi khuấy đều.

Rây hỗn hợp sữa để lấy được sữa chua mịn, rót vào các hũ thủy tinh sạch.

Tiến hành ủ sữa chua bằng thùng xốp hoặc nồi cơm điện trong vòng 6 – 8 tiếng.

Sau khi hoàn thành, lấy sữa chua ra và cho trân châu cốt dừa lên trên là được. Nếu thích, bạn có thể ăn kèm sữa chua với nho khô, thạch, dừa bào…

Cách thưởng thức và bảo quản

  • Khi làm sữa chua, bạn có thể làm đông hoặc tự bảo quản lạnh bằng cách cho vào tủ lạnh rồi thưởng thức cùng mọi người. Bên cạnh đó, tùy vào sở thích, bạn cũng có thể tự làm sữa chua đá chanh để giải khát vào những ngày hè oi bức, khó chịu.
  • Nếu yêu thích, bạn cũng có thể làm ra nhiều loại sữa chua với các vị khác nhau như sữa chua thạch rau câu, sữa chua trân châu cốt dừa… có sự kết hợp với nhiều loại topping đều được.
  • Khi muốn làm salad để thưởng thức mỗi ngày, bạn có thể ăn kèm sữa chua với các loại trái cây, rau củ. Thường thì khi tự làm sữa chua, bạn nên sử dụng trong vòng 2 tuần để đảm bảo mang lại hương vị, không bị mất chất.

Lưu ý khi ăn sữa chua

Khi ăn sữa chua, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người cũng cần chú ý một số điều sau:

  • Nên ăn sữa chua với một lượng vừa đủ, tức là ăn 1 lần mỗi ngày, từ 100 – 200gr. Tránh ăn quá nhiều sữa chua vì sẽ dễ bị tiêu chảy, nguyên nhân là do sữa chua thường có tính hàn và dễ gây lạnh bụng.
  • Không nên hâm nóng sữa chua để ăn vì việc làm này sẽ làm chết đi các lợi khuẩn có lợi trong sữa chua. Để tránh bị lạnh bụng, mọi người có thể để sữa chua ra ngoài cho bớt lạnh rồi sử dụng.
  • Tránh ăn sữa chua khi bụng đang đói vì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất, sau khi ăn cơm xong khoảng 1 – 2 tiếng thì mới nên ăn sữa chua.
  • Theo nghiên cứu, nên sử dụng sữa chua vào buổi tối vì đây là thời điểm tốt để ăn sữa chua.
  • Những người thường xuyên làm việc trước máy tính, người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, người bị loãng xương, người bị táo bón, người bị viêm nhiễm vùng kín… nên sử dụng sữa chua thường xuyên.

Tác dụng tuyệt vời của sữa chua với sức khỏe con người

Tác dụng của sữa chua với sức khỏe con người

Trong sữa chua chứa nhiều vitamin, các lợi khuẩn cùng các chất dinh dưỡng có lợi nên mọi người có thể bổ sung sữa chua cho cơ thể.

  • Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa

Lợi ích đầu tiên không kể đến của sữa chua mà không phải ai cũng biết đó là tốt cho hệ tiêu hóa. Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn, axit, vitamin có lợi cho đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Theo nghiên cứu, men vi sinh lactobacillus và bifidobacterium giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, đây là một hội chứng làm ảnh hưởng đến đại tràng. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa các hoạt chất giúp ngăn ngừa một loại vi khuẩn gây viêm loét có tên là H. pylori.

Mỗi ngày, các bạn có thể sử dụng một hộp sữa chua sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mình, giúp chống lại các biểu hiện khó chịu như đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi, táo bón, đặc biệt là giúp tiêu hóa một cách hiệu quả.

  • Giảm cholesterol trong máu

Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu đi lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp tăng cường ổn định lượng cholesterol tốt, từ đó giúp quá trình lưu thông máu diễn ra ổn định, đều đặn.

Việc ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, huyết áp…

  • Ngăn ngừa loãng xương

Sữa chung cũng giàu hàm lượng canxi và vitamin D cùng một lượng protein dồi dào, có đến 12gr protein trong sữa chua, cực kỳ tốt cho xương. Bổ sung canxi có trong sữa chua hàng ngày được coi là một giải pháp tuyệt vời để giúp xương trở nên chắc khỏe. Đồng thời, nó cũng giúp phòng tránh các bệnh lý về xương khớp, giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

  • Giúp kiểm soát cân nặng

Với những chị em nào mà muốn mình có một số đo cân nặng vừa phải thì có thể lựa chọn sữa chua, đây là một gợi ý tuyệt vời giúp chị em kiểm soát được số cân nặng của mình. Tuy nhiên, các bạn cần phải lựa chọn loại sữa chua phù hợp, đồng thời có thực đơn ăn uống hợp lý.

Đầu tiên, chị em có thể bổ sung cho mình lượng sữa chua vừa phải để giúp cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, nên chọn loại sữa chua không đường.

Thứ hai, nên ăn sữa chua vào thời điểm hợp lý, tốt nhất là nên ăn sữa chua sau bữa chính từ 2 – 3 tiếng, không phải ăn thêm bữa phụ. Chú ý tránh ăn sữa chua ngay trong thời điểm bạn đang đói vì sẽ không có tác dụng gì đâu nhé.

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch

Ăn sữa chua có lợi ích gì? Theo nghiên cứu, trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi như lactobacillus casei cùng các vitamin và nhiều khoáng chất có lợi giúp tăng số lượng bạch cầu cho cơ thể.

Bên cạnh đó, ăn sữa chua hàng ngày cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và có thể chống được nhiều bệnh tật.

  • Trị viêm nhiễm vùng kín

Tác dụng này của sữa chua không phải ai cũng biết bởi hầu như mọi người chỉ biết rằng sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua được coi là một trợ thủ đắc lực giúp giảm thiểu các bệnh về viêm nhiễm, điển hình là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. Đặc biệt, hàm lượng probiotic có trong sữa chua còn giúp kìm hãm, hạn chế sự phát triển của các loại tác nhân có hại tấn công vào vùng kín. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp hạn chế các biểu hiện khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín hiệu quả.

  • Tẩy tế bào chết cho da

Chất axit lactic có trong sữa chua giúp loại bỏ các tế bào da chết ở da một cách nhanh chóng, đây cũng là một trong những công dụng của sữa chua. Khi đó, làn da của bạn sẽ trở nên sáng mịn, hồng hào tự nhiên và giúp phòng tránh nguy cơ lão hóa.

  • Giúp chữa da cháy nắng

Nếu bạn nào thường hay gặp phải tình trạng cháy nắng ở làn da thì đừng quá lo lắng, hãy sử dụng sữa chua ngay nào. Nguyên nhân là do trong sữa chua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng làm giảm cháy nắng ở da, giúp làm mờ nhanh chóng vị trí cháy nắng, từ đó giúp kích thích tái tạo da để bạn có một làn da đẹp mịn.

  • Giúp trị thâm và trị mụn

Ngoài những công dụng trên, sữa chua còn mang lại hiệu quả trong việc làm mờ đi vết thâm ở da. Bạn có thể sử dụng mặt nạ sữa chua hoặc sử dụng sữa chua để rửa mặt hàng ngày giúp làm giảm đi mụn, giảm tình trạng thâm ở da, từ đó giúp làn da trở nên trắng hồng để bạn có thể tự tin hơn khi ra ngoài.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về 10 cách làm sữa chua ngon mịn đơn giản tại nhà mà các bạn có thể tham khảo. Mùa hè đến rồi, hãy xắn tay áo vào bếp để làm ra nhiều món ngon bổ dưỡng với sữa chua đãi cả nhà nhé! Hotline 0325.780.327 tư vấn sức khỏe miễn phí!

Từ khóa cùng chủ đề: cách làm sữa chua trái cây (mít, xoài), phô mai, hy lạp, bằng nồi com điện, đánh đá, cách làm sữa chua uống hoa quả

Nguồn tham khảo nội dung viết bài:

  1. Yogurt (Sữa chua)
  2. Is Yogurt Good for You?
  3. Yes, It’s Worth It To Make Your Own Yogurt
  4. Aloe vera yogurt