Uống trà xanh có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:
12/4/2023

Trà xanh là một trong những loại thức uống phổ biến được nhiều người ưa thích, tuy nhiên không phải ai cũng biết về tác dụng của trà xanh với sức khỏe. Trong bài viết này, phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức này nhé!

Trà xanh có tác dụng gì?

tác dụng của trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống được tiêu thụ khá nhiều, chỉ đứng sau nước lọc. Loại nước này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và có nguồn gốc là từ Trung Quốc, sau đó lan dần sang các nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, hầu như ai cũng biết đến thức uống này và chúng mang lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Dưới đây là các công dụng của lá trà xanh mà mọi người có thể tìm hiểu để nắm rõ hơn:

Bảo vệ và cải thiện chức năng não

Tác dụng của trà xanh giúp tăng cường khả năng hoạt động của não bộ, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nguyên nhân là hoạt chất caffeine có trong trà xanh tương tự như một chất kích thích nhưng do có hàm lượng ít nên hầu như không gây ra các phản ứng phụ như nôn nao, bồn chồn có liên quan đến việc cơ thể hấp thụ nhiều caffein như với cà phê. Theo nhiều nghiên cứu, caffeine có khả năng cải thiện nhiều vấn đề có liên quan đến bộ não như chức năng não, trí nhớ, phản ứng và tâm trạng.

Tuy nhiên, hoạt chất này lại không phải là chất duy nhất giúp tăng cường trí não. Nó cũng chứa axit amin L-theanine – một chất giúp làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, giúp ngăn ngừa lo âu và giúp vượt qua hàng rào máu não.

Chất caffeine và L-theanine cũng có tác dụng tương tự nhau, nghĩa là cả hai đều giúp cải thiện chức năng não một cách hiệu quả, mạnh mẽ. Chất L-theanine cũng có tác dụng sản xuất sóng alpha trong não và giúp làm tăng lượng dopamine rất tốt.

Khi sử dụng trà xanh, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái hơn rất nhiều so với cà phê. Và nhiều người cho biết họ cảm thấy làm việc hiệu quả, tỉnh táo hơn và công suất làm việc cũng tăng lên nhiều khi uống trà xanh so với khi uống cà phê hoặc các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, một số hợp chất catechin có trong thức uống này cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và phòng chống sa sút trí tuệ, một chứng có liên quan đến rối loạn thoái hóa thần kinh thường gặp ở những cao tuổi.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các vấn đề về tim mạch, điển hình như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim đều là những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trên thế giới. Và mọi người đừng quá lo lắng, thói quen uống trà xanh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm này.

Các thành phần có trong loại thức uống này có khả năng cải thiện hàm lượng cholesterol, đồng thời giúp bảo vệ, ngăn chặn quá trình oxy hóa đối với các hạt LDL, từ đó giúp ngăn chặn xơ vữa động mạch, điều hòa và ổn định huyết áp.

Thực tế đã chứng minh, những người có thói quen uống trà xanh đều đặn hàng ngày thường có tỷ lệ mắc các bệnh về tim thấp hơn đến 31% so với những người khác.

Uống nước trà xanh giúp tăng cường đốt cháy chất béo dư thừa

Theo nhiều nghiên cứu, trà xanh được xem là một trong những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ đốt cháy chất béo, hạn chế tích tụ mỡ và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp giảm cân một cách hiệu quả cho những ai đang mong muốn có một thân hình săn chắc, khỏe đẹp.

Một vài nghiên cứu được thực hiện và cho kết quả như sau: Những người khỏe mạnh uống chiết xuất từ trà xanh thường làm lượng calo bị đốt cháy lên tới 4%. Còn khi sử dụng loại thức uống này, quá trình oxy hóa chất béo sẽ tăng lên khoảng 17% so với những người sử dụng giả dược.

Hoạt chất caffeine cũng có khả năng huy động các axit béo từ mô mỡ để chuyển hóa thành năng lượng, từ đó giúp cải thiện hiệu suất tập luyện. Những nghiên cứu ở trên cũng chứng minh rằng caffeine giúp làm tăng hiệu suất tập luyện lên tới khoảng 11 – 12%.

🔰 Xem thêm một số thực phẩm giúp giảm cân nhé:

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường loại II là một căn bệnh có liên quan đến lượng đường trong máu tăng lên nhanh, thường do cơ thể không thể sản xuất hoặc do kháng insulin. Và trà xanh lại là trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ làm giảm căn bệnh này, giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường có trong máu rất tốt.

Đã có một nghiên cứu ở những người Nhật Bản cho thấy: Nhóm người uống trà xanh nhiều thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn so với nhóm người không hay uống khoảng 42%.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư

Thành phần oxy hóa có trong trà xanh cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. Đồng thời, chất này cũng giúp ngăn cản quá trình phát triển của khối u, kích hoạt các enzyme thải độc trong cơ thể.

Nhờ đó mà có thể giúp con người phòng tránh được một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và một số loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư da, ung thư gan, ung thư bạch cầu.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Trà xanh cũng được đánh giá là một loại thức uống cực kỳ tốt cho sức khỏe do chứa catechin. Đây là một thành phần giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Loại vi khuẩn phổ biến gây ra các vấn đề về răng miệng, hình thành nên mảng bám thường gặp nhất là streptococcus mutans. Và thành phần catechin trong trà xanh cũng có khả năng làm giảm tình trạng sâu răng, từ đó giúp cải thiện mùi hôi khó chịu ở miệng.

Trầm cảm, bệnh gan nhiễm mỡ

Trà xanh cũng được sử dụng dưới dạng đường uống để điều trị các bệnh như trầm cảm, gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), nôn mửa, đau đầu, viêm ruột, giảm cân, rối loạn dạ dày, loãng xương, tiêu chảy...

Uống trà xanh để phòng ngừa mụn cóc sinh dục

Nhiều chị em sử dụng trà xanh làm thuốc bôi giúp phòng tránh bệnh mụn cóc sinh dục, giúp ngăn chặn quá trình phát triển bất thường của các tế bào ở cổ tử cung, đồng thời phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân là do trong chiết xuất trà xanh có chứa sinecatechins, một loại thành phần được chế thành thuốc bôi trị bệnh mụn cóc sinh dục. Do đó, những trường hợp không may mắc phải loại bệnh này có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị.

Phòng ngừa bệnh Parkinson & Alzheimer

Người già thường là đối tượng có sức khỏe suy giảm, đặc biệt là dễ mắc phải bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer, đây là hai loại bệnh có liên quan đến hệ thần kinh. Các biểu hiện dễ nhận biết nhất là hay quên, đãng trí, mất trí nhớ, tính cách thay đổi thất thường...

Với người già, uống nước trà xanh hàng ngày là một giải pháp tuyệt vời bởi các hợp chất catechin có trong loại cây này có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, giúp bảo vệ não và phòng tránh rất nhiều bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh cũng mang lại nhiều hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự đãng trí, ngăn chứng hay quên và phòng tránh các rối loạn, thoái hóa thần kinh. Do đó, những người cao tuổi nên thưởng thức một tách trà đều đặn vào mỗi buổi sáng.

Ngoài ra, trà xanh cũng còn rất nhiều công dụng khác như phòng tránh, điều trị huyết áp thấp, sỏi thận, các bệnh về mạch máu, hội chứng mệt mỏi mãn tính, tổn thương da, cảm cúm, cảm lạnh...

Cách sử dụng trà xanh và sản phẩm chiết xuất từ trà

uống trà xanh có tác dụng gì

Bạn chỉ nên uống một lượng trà xanh vừa đủ hàng ngày, không uống quá nhiều sẽ phản tác dụng. Nếu duy trì được thói quen tốt này, bạn sẽ nhận được rất nhiều công dụng tốt từ loại thức uống này đối với sức khỏe. Dưới đây là cách uống trà xanh hiệu quả, hợp lý để đảm bảo an toàn mà mọi người cần lưu ý:

🔰 Trà xanh dùng để uống:

  • Cholesterol cao: Bạn có thể uống 1 hoặc 2 lần mỗi ngày trong 24 tuần với lượng catechin là khoảng từ 150 – 2500mg.
  • Đối với trường hợp có các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường: Bạn có thể dùng khoảng 200mg chiết xuất trà xanh, sử dụng kết hợp với thuốc mỡ. Dùng trong vòng từ 8 – 12 tuần, mỗi tuần nên dùng khoảng 2 lần.
  • Đối với trường hợp cao huyết áp: Có thể đun sôi một túi trà 3g cùng khoảng 150ml nước, nên chia làm 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 2h, chia uống trong 4 tuần.
  • Đối với trường hợp huyết áp cao: Mỗi lần chuẩn bị đến giờ ăn trưa, uống khoảng 400ml nước trà.

Đối với trường hợp có các mảng trắng, dày ở lợi: Sử dụng bột trà xanh hỗn hợp khoảng 3g rồi uống và thoa đều trên da trong vòng 6 tháng.

🔰 Trà xanh dùng để bôi da:

  • Đối với trường hợp có mụn cóc sinh dục: Sử dụng thuốc mỡ có chiết xuất từ trà xanh chia làm 3 lần trong ngày, sử dụng trong vòng 16 tuần.
  • Đối với trường hợp có các tế bào cổ tử cung: Sử dụng thuốc mỡ riêng chia làm 2 lần trong 1 tuần, có thể kết hợp với việc sử dụng 200mg bột chiết xuất từ trà xanh hàng ngày trong vòng từ 8 – 12 tuần.
  • Đối với trường hợp có các mảng dày, trắng ở lợi: Sử dụng 3g chè xanh kết hợp với dạng uống, thoa đều trên da trong vòng 6 tháng liên tiếp.

Cách uống trà xanh tốt cho sức khỏe

  • Rửa sạch lá trà xanh trước khi dùng:

Cần chú ý rửa sạch lá trà (đối với loại trà tươi) rồi sử dụng nước sạch để tráng qua một lần rồi mới pha (kể cả trà tươi lẫn trà khô).

  • Pha trà ở nhiệt độ vừa phải:

Thông thường, nhiệt độ phù hợp để pha trà là khoảng 80 độ C, tránh pha trà khi nước đang sôi. Đồng thời, cũng cần tránh uống trà quá nóng, bởi có thể gây tổn thương vách trong dạ dày, từ đó dẫn đến viêm loét, đau nhức.

  • Không nên để trà qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh:

Vitamin trong nước trà xanh để qua đêm thường bị phân hủy bởi vi khuẩn kể cả khi bảo quản trong tủ lạnh, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xỉn màu. Vì vậy nhiều người uống trà xanh để qua đêm thường có hiện tượng đau bụng và rối loạn đường ruột.

  • Không nên cho đường vào trà:

Việc cho đường vào trà sẽ dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có ở trà. Nếu thích ngọt, bạn chỉ nên sử dụng mật ong thay cho đường và đừng nên cho bất kỳ thứ gì vào trà.

  • Tránh uống trà đặc:

Bạn nên pha trà ở mức vừa phải, đừng quá loãng, cũng đừng quá đặc.

  • Không nên uống quá nhiều trà xanh:

Chỉ nên uống khoảng 1 – 2 ly trà (khoảng 500ml) mỗi ngày là phù hợp. Nếu lạm dụng sẽ dễ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, mất ngủ...

  • Không uống trà với thuốc:

Cần tránh uống trà xanh với thuốc, nguyên nhân là do các thành phần có trong nước trà khi gặp các hoạt chất của thuốc có thể gây ra những phản ứng hóa học khiến việc điều trị bệnh không hiệu quả, cơ thể cũng khó hấp thu thuốc hơn.

  • Không uống trà vào lúc đói:

Nhiều nghiên cứu cho biết, trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra chất chua, từ đó làm mất đi cảm giác ngon miệng, khả năng hấp thu thức ăn cũng kém đi. Bên cạnh đó, khi uống trà vào lúc đói, chất chát đi vào cơ thể sẽ gây lạnh tỳ, vị gây cảm giác nôn nao, cồn cào, hoa mắt, chóng mặt rất khó chịu.

  • Không uống trà ngay sau bữa ăn:

Thói quen uống trà sau khi ăn xong lại vô tình cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Chất catechins trong trà xanh cũng khiến khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm giảm đi, dễ dẫn đến thiếu máu.

Do đó, mọi người cũng không nên uống trà ngay trong bữa ăn. Tốt nhất, hãy chú ý uống sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng.

  • Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ:

Hàm lượng cafein có trong trà khá cao nên khi uống sẽ gây kích thích thần kinh, khiến thần kinh hưng phấn, từ đó làm rối loạn, gây mất ngủ. Do đó, bạn chỉ nên uống trà trước khi đi ngủ từ 1 – 2h.

  • Uống trà đúng thời điểm:

Các chuyên gia cho biết, thời gian lý tưởng để uống trà xanh là khoảng 1h trước và sau khi ăn. Nếu ai đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn, hãy uống trà khoảng 1h trước khi ăn. Những người dưới đây không nên uống trà xanh để bảo vệ sức khỏe

  • Người bị táo bón:

Với những đang muốn giảm cân, trà xanh cực kỳ có lợi nhưng lại có hại đối với những người đang bị táo bón. Bởi khi sử dụng, chất phenol có trong trà sẽ làm co niêm mạc đường ruột, dạ dày lại. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, tiêu hóa thức ăn, khiến chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Trẻ em dưới 3 tuổi:

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cũng là đối tượng không nên uống trà xanh, bởi chất axit tannin khi đi vào cơ thể trẻ sẽ gây phản ứng khi gặp sắt. Từ đó sản sinh ra nhiều chất có hại cho quá trình hấp thu sắt, khiến lượng sắt bị sụt giảm nhanh.

  • Người suy nhược thần kinh và mất ngủ:

Caffeine là một chất có khả năng gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vào buổi chiều, ban đêm. Và những người thường xuyên bị mất ngủ, suy nhược thần kinh mà sử dụng trà xanh nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Người bị viêm loét dạ dày:

Những ai đang bị viêm loét dạ dày thì cũng không nên uống trà xanh, bởi các thành phần có trong trà có khả năng kích thích tiết ra nhiều axit. Điều này hoàn toàn không tốt chút nào, nó khiến tình trạng viêm loét diễn ra nặng, dễ làm tổn thương dạ dày nhanh hơn.

  • Người bị bệnh tim và cao huyết áp:

Những người mắc bệnh tim, cao huyết áp khi uống nhiều trà xanh sẽ khiến nhịp tim tăng lên nhanh, huyết áp cũng tăng lên, gây hưng phấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn, nếu sử dụng quá nhiều còn dễ bị đột quỵ, dẫn đến tử vong.

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú:

Trong trà chứa tới hơn 30% là axit oxalic, hạn chế không cho niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, đồng thời tạo ra chất cặn không hấp thụ được khi kết hợp với phân tử sắt trong dạ dày và ruột.

Bên cạnh đó, chất caffeine có trong trà xanh còn làm tăng áp lực tim, tăng nhịp tim, thận, kích thích nước tiểu và dễ gây ngộ độc thai kỳ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của thai nhi. Do đó, những chị em nào đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú không nên uống.

Còn với những chị em nào chuẩn bị “lâm bồn” mà uống nhiều trà sẽ dễ bị mất ngủ, khó sinh, dễ giật mình, người mệt mỏi, giảm sút thể lực.

  • Người đang sốt cao:

Với những ai đang bị sốt cao thì cần tránh uống trà xanh, bởi trong loại thức uống này thường chứa caffeine không chỉ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên mà còn làm giảm độ hiệu quả của thuốc. Do đó, mọi người cần chú ý về vấn đề này nhé.

  • Người bị suy dinh dưỡng:

Ít ai biết rằng, trà xanh có tác dụng phân giải lipid nên những người đang bị suy dinh dưỡng, thiếu cân mà uống nhiều thì khiến lượng dinh dưỡng càng bị sụt giảm hơn, đồng thời khiến cơ thể khó hấp thu được dinh dưỡng.

  • Người bị bệnh gan:

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về gan cũng là đối tượng cần tránh sử dụng trà xanh vì chất caffeine sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Hoạt chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tổn thương, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, nặng hơn.

  • Người bị sỏi đường tiết niệu:

Nguyên nhân là do chất axit oxalic có trong trà xanh khi kết hợp với canxi sẽ khó thoát được ra ngoài, từ đó dẫn đến tích tụ, lắng đọng lại và nhanh kết tủa thành sỏi ở đường tiết niệu, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nội dung trên là giải đáp cho câu hỏi: Uống trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người. Tuy nhiên, các bạn cũng cần biết cách sử dụng hợp lý để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu anh chị có nhu cầu khám nam khoa - phụ khoa hãy gọi ngay đến hotline 0325.780.327 để nhận mã ưu đãi nhé!

https://suckhoe24gio.webflow.io

Từ khóa liên quan: con trà xanh | trà xanh c2 không độ | sữa rửa mặt innisfree trà xanh | trà xanh hot nhất tiktok | mặt nạ trà xanh | bột trà xanh đắp mặt | kitkat trà xanh | bánh kem trà xanh | matcha trà xanh | tẩy trang innisfree trà xanh

Nguồn tham khảo nội dung:

  1. Green Tea - Uses, Side Effects, and More - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  2. Green Tea - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023