10+ bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách phòng tránh hiệu quả

Tác giả:
Vũ Thị Hà
Update on:
12/4/2023

Nữ giới mắc bệnh phụ khoa không chỉ gặp trở ngại đến công việc - sinh hoạt hàng ngày mà còn gây hại cho sức khỏe sinh sản có thể dẫn đến vô sinh nữ, thậm chí một số bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sớm.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Bệnh phụ khoa là gì?

Tổng hợp bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Bệnh phụ khoa (tiên khoa học Gynaecological Disease) là một nhóm bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ như: âm hộ, âm dạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng. (1)

Theo nguồn tin chính thức của bộ Y Tế có đến 90% phụ nữ đang phải sống chung với bệnh phụ khoa, tỉ lệ mắc mắc mỗi năm lên đến 15 - 27% (chỉ là thống kê tương đối).

🔰 Dấu hiệu bệnh phụ khoa:

Cảm giác ngứa ngáy ở âm hộ, âm đạo là dấu hiệu thường gặp của bệnh phụ khoa, điển hình là bệnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, tình trạng ngứa âm đạo có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự khỏi trong vài ngày.

Hiện tượng âm đạo tiết ra nhiều khí hư ra nhiều và có màu sắc khác lạ như khí hư có màu nâu, màu vàng, màu xanh là dấu hiệu bệnh phụ khoa điển hình. Trường hợp nhận thấy khí hư tiết ra nhiều mà không trong thời gian hành kinh, chị em nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

  • Vùng kín có mùi hôi

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa gây ra những mùi hôi tanh nồng nặc ở vùng kín và trong khí hư. Những ngày này, bạn cần chú ý vệ sinh vùng kín để tránh mùi “mắm tôm” nhé.

Nếu chị em nhận thấy mình có các biểu hiện bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, rong kinh kéo dài, số ngày hành kinh quá ngắn, máu kinh có màu lạ… thì cũng cần chú ý theo dõi bởi đây có thể bạn đã mắc bệnh phụ khoa.

  • Đau rát mỗi khi quan hệ tình dục

Đau khi giao hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang bị viêm nhiễm ở âm đạo, khô âm đạo, nhiễm trùng vùng kín… hoặc một bệnh lý phụ khoa nào đó.

  • Chảy máu khi giao hợp

Chảy máu có thể do quan hệ tình dục quá thô bạo làm âm đạo, âm hộ bị trầy xước. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung cũng dễ gây ra hiện tượng này. Vì vậy, bạn cần tự theo dõi tại nhà và đi khám nếu hiện tượng này tái diễn nhiều lần.

  • Các dấu hiệu khác

Bệnh phụ khoa còn có một số biểu hiện khác cần chú ý như: đau ở vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, đau xương chậu, đau bụng kinh dữ dội, người mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu tiện nhiều lần…

🔰 Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa:

  • Bộ phận sinh dục của nữ giới nằm ở gần hậu môn là vị trí rất nhiều vi khuẩn tồn tại. Ngoài ra, đường âm đạo được bao phủ bởi 1 lớp niêm mạc rất nhạy cảm rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Thai phụ đã trải qua những lần nạo phá thai tại các cơ sở y tế hoạt động “không được cấp phép”, dụng cụ y tế không được vô trùng sạch khuẩn rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nữ giới sau khi nạo phá thai hoặc sinh nở không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không kiêng quan hệ tình dục dễ làm cơ quan sinh sản bị tổn thương thì nguy cơ mắc bệnh phụ khoa rất cao.
  • Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, đang mang thai, kinh nguyệt không đều… trong khoảng thời gian này nội tiết tố nữ không ổn định tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập gây bệnh.
  • Đối tượng nữ giới quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, bạo dâm, tần suất quan hệ nhiều là điều kiện lý tưởng để mắc bệnh.
  • Ngoài ra, những cô nàng quá “chăm chỉ” thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao sẽ làm môi trường âm đạo bị mất cân bằng cũng dễ bị viêm nhiễm.
  • Những bạn gái lười vệ sinh vùng kín, lười thay băng vệ sinh cũng là đối tượng hàng đầu dễ mắc bệnh phụ khoa.
  • Chị em mặc quần lót từ chất liệu không thấm hút mồ hôi, mặc quần lót quá chật, mặc chung quần lót của người bệnh là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên ăn nhiều loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, nước ngọt….

Top 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Dưới đây là tổng hợp những kiến thức tổng quát về 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, do các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Thái Hà biên soạn.

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất

Viêm âm đạo (bệnh phụ khoa phổ biến nhất) là tình trạng âm đạo của nữ giới bị viêm nhiễm do sự tấn công của nấm cadida, các loại vi khuẩn, trùng roi. Tác nhân gây hại khi tấn công vào âm đạo sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và kèm theo nhiều dấu hiệu khó chịu.

🔰 Viêm âm đạo do nấm:

Tác nhân chính gây ra bệnh là do nấm Candida, một loại nấm thường sống ở vùng sinh dục, đường tiêu hóa và vùng miệng. Ở trạng thái bình thường, loại nấm này không gây nguy hại, nhưng khi âm đạo mất cân bằng, loại nấm này sẽ nhanh chóng phát triển và gây bệnh.

Nữ giới có nguy cơ cao như lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày, mắc bệnh đái tháo đường, sử dụng các loại thuốc phòng tránh thai chứa nồng độ estrogen cao, do đang có thai.

Một số triệu chứng của bệnh phụ khoa do nấm Candida gây ra bao gồm:

  • Khu vực âm đạo – âm hộ ngứa ngáy dai dẳng, ngứa rát khó chịu.
  • Dịch tiết âm đạo có màu trắng đục, có thể vón cục, có từng mảng lợn cợn giống sữa chua.
  • Thành âm đạo có nhiều mảng trắng bám vào.
  • Bị đau mỗi khi quan hệ tình dục, đôi khi bị nóng rát khi tiểu tiện.

🔰 Viêm âm đạo do vi khuẩn:

Theo thống kê, có đến 50 – 75% các trường hợp bị viêm âm đạo do vi khuẩn thường do mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Hoặc nếu có thì thường bao gồm một số dấu hiệu như:

  • Dịch tiết ra từ vùng kín ở dạng lỏng, dính, có màu xám, màu xanh hoặc màu vàng.
  • Khu vực âm đạo có biểu hiện ngứa ngáy liên tục, thường xuyên.
  • Đi tiểu có cảm giác nóng rát.
  • Vùng kín có mùi tanh hôi, nhất là trong những ngày hành kinh hoặc sau khi giao hợp xong.
  • Mỗi khi quan hệ tình dục có cảm giác đau rát.

2. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung chủ yếu là do nhiều loại tác nhân có hại như nấm men, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm cổ tử cung là do hậu quả của việc nạo, phá thai không an toàn, sinh đẻ không đúng cách hoặc do nữ giới không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận, không vệ sinh trong thời kỳ hành kinh.

Dựa vào mức độ, nguyên nhân cụ thể mà bệnh viêm cổ tử cung có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh phụ khoa này qua những triệu chứng, biểu hiện dưới đây:

  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn so với bình thường.
  • Dịch tiết có mùi hôi, thường có màu trắng đục, màu xám, màu vàng, có dạng mủ.
  • Chảy máu bất thường khi không trong kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp.
  • Có cảm giác nóng rát, đau buốt kèm biểu hiện ngứa ngáy mỗi khi đi tiểu.
  • Mỗi khi quan hệ tình dục, có cảm giác đau đớn.
  • Vùng bụng dưới có cảm giác nặng, căng tức, đặc biệt là trong quá trình yêu.
  • Chảy máu sau khi yêu.

Bệnh viêm cổ tử cung nếu không tiến hành khám, chữa ngay thì sẽ dễ chuyển biến sang mức độ nghiêm trọng hơn. Khi đó, bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ gây viêm loét cổ tử cung, nặng hơn là ung thư cổ tử cung.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung (tên tiếng anh là Uterine fibroids) là hiện tượng chỉ những khối u có cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn ở tử cung. Độ tuổi phụ nữ mắc phải căn bệnh này là từ 35 – 40 tuổi, người đã có gia đình.

U xơ tử cung là bệnh phụ khoa tương đối lành tính, không nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp khối u phát triển lớn lại dễ chèn ép các cơ quan lân cận như xương chậu, ống dẫn trứng, buồng trứng…

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể bắt nguồn từ việc rối loạn nội tiết tố hoặc do phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Bệnh u xơ tử cung có một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp như:

  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, máu kinh chảy ra nhiều, ồ ạt, thường nhiều hơn 1 tuần.
  • Đau bụng kinh dữ dội mỗi có kinh nguyệt.
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu tiện thường xuyên.
  • Đau ở vùng chậu, đau mỏi ở lưng, đau ở bụng dưới.
  • Nổi lên khối u lớn trong bụng giống như đang có thai.
  • Có cảm giác tiểu buốt, đi tiểu rắt, khó tiểu.

Các khối u xơ phát triển quá mức gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của bệnh nhân. Nữ giới sẽ khó có con như bình thường, hoặc nếu có thai thì cũng dễ bị sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển…

4. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng cũng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bệnh điển hình là những túi nhỏ có chứa nhiều chất lỏng phát triển ở trong hoặc bên trên buồng trứng của nữ giới.

Chất dịch bên trong túi có thể là một chất dịch lỏng hoặc có thể có thêm các thành phần khác. Trong một số trường hợp, túi dịch cũng có thể xuất hiện ở các mô trong buồng trứng.

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh lý này chiếm đến 3,6% trường hợp trong các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, có đến hơn 90% các trường hợp là lành tính, còn 10% còn lại có thể tiến triển thành ác tính.

Đối với trường hợp chủ quan không được điều trị sớm, khối u có thể nhanh chóng phát triển lớn và chèn ép vào các cơ quan lân cận. Bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn u nang, nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phần lớn người bệnh có các biểu hiện, triệu chứng sau của bệnh u nang buồng trứng:

  • Có cảm giác đầy hơi, nặng ở vùng bụng.
  • Đau vùng chậu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh liên tục, kinh nguyệt đến chậm, vô kinh trong thời gian dài…
  • Bụng sưng phồng, có dấu hiệu nặng bụng rất khó chịu.
  • Bị buồn nôn, nôn mửa.
  • Một số trường hợp bị căng tức, đau ở vùng ngực không rõ nguyên nhân.
  • Đau mỗi khi giao hợp.

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng là một trong những bệnh phụ khoa về cổ tử cung thường gặp. Bệnh xảy ra do hiện tượng tổn thương, nhiễm trùng và dễ bị sưng đỏ, chảy máu nếu có sự va chạm.

Bệnh gặp nhiều ở những chị em đã từng sinh đẻ nhiều lần, người đã lập gia đình, người thực hiện nạo phá thai không an toàn hoặc do quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không đúng tư thế.

Bệnh phụ khoa này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do các tổn thương ở cổ tử cung do sảy thai, sinh nở, nạo phá thai, vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, dị ứng với các sản phẩm vệ sinh, tẩy rửa vùng kín…

Nữ giới khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có các triệu chứng như:

  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư màu vàng hoặc màu xanh, dính với nhau thành nhiều mảng, có kèm theo bọt.
  • Bộ phận sinh dục có biểu hiện ngứa ngáy, có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Khu vực lộ tuyến có dấu hiệu sần sùi, sưng đỏ bất thường.
  • Khi thăm khám phụ khoa sẽ thấy các lớp biểu mô bên trong cổ tử cung lan rộng, thậm chí là lan ra ngoài.
  • Có biểu hiện tổn thương, đau rát, thậm chí là chảy máu giữa các kỳ kinh, khi giao hợp.
  • Đau mỏi ở vùng xương chậu, vùng eo, vùng bụng dưới.
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, thấy đau khi đi tiểu, tiểu tiện khó khăn.
  • Người mệt mỏi, đau bụng, sốt, ớn lạnh, ngứa ngáy ở vùng kín, có mùi hôi ở cô bé.

Nếu không điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc vòi trứng, dính vòi trứng, tổn thương tử cung… làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, lâu dần có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

6. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh hình thành do các tế bào ở cổ tử cung có dấu hiệu phát triển nhanh chóng, không kiểm soát được, từ đó tạo nên một khối u bất thường ở trong cổ tử cung.

Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở những phụ nữ từ 35 – 50 tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh viêm phụ khoa, nữ giới có quan hệ tình dục sớm, người có nhiều con.

Ung thư tử cung ở giai đoạn đầu rất khó để tự nhận biết. Nhiều trường hợp chỉ biết mình mắc bệnh khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn về sau.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Chu kỳ kinh diễn ra thất thường, kinh nguyệt không đều, máu kinh có màu đen sẫm.
  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch lạ, có màu xanh giống dịch mủ, thậm chí là có lẫn máu.
  • Bộ phận sinh dục có mùi hôi.
  • Ra máu bất thường không trong thời gian hành kinh, sau khi quan hệ, sau khi mãn kinh.
  • Đau nhức ở vùng xương chậu, đau vùng bụng bất thường. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân đi vệ sinh hoặc khi đang quan hệ tình dục.
  • Có dấu hiệu rò rỉ nước tiểu khi vận động mạnh hoặc khi hắt hơi.
  • Nước tiểu có màu lẫn máu, đôi khi có cảm giác tiểu buốt.

7. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là căn bệnh phụ khoa không hiếm gặp ở nữ giới, bệnh do các loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như vi khuẩn lậu, chlamydia gây ra. Chúng sẽ nhanh chóng tấn công vào vùng chậu và gây nhiễm trùng thông qua đường tình dục.

Trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, vi khuẩn có thể đi từ âm đạo đến tử cung, cổ tử cung, qua ống dẫn trứng, buồng trứng rồi tấn công vào vùng chậu gây bệnh.

Khi mới mắc bệnh, hầu hết các bệnh nhân đều không nhận biết được do các biểu hiện thường không rõ ràng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chú ý những triệu chứng như:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng dưới.
  • Nhức mỏi ở hai bên hông.
  • Ra máu bất thường ở cô bé dù không trong chu kỳ kinh.
  • Khí hư có mùi hôi tanh, có màu sắc khác thường và có kèm theo máu.
  • Chu kỳ kinh diễn ra không đều, đau bụng kinh liên tục, màu sắc máu kinh đậm hơn.
  • Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, tiểu tiện bất thường, người mệt mỏi, sốt cao.

Nếu không có phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng, tác hại nguy hiểm như thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính, vô sinh – hiếm muộn.

8. Viêm nội mạc tử cung

Đây là bệnh phụ khoa xảy ra do nhiều tác nhân thường gặp như lậu cầu, tụ cầu, chlamydia, liên cầu, nấm, vi khuẩn… gây ra. Ngoài ra, bệnh cũng bắt nguồn từ biến chứng của tình trạng nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ không đảm bảo, viêm nhiễm…

Đặc biệt, đối tượng dễ mắc phải bệnh thường là những chị em bị sảy thai hoặc vừa sinh con xong. Ở các trường hợp này, sản dịch do không thoát được ra ngoài và tích tụ lại ở tử cung, từ đó dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm nội mạc tử cung thường có một số biểu hiện, dấu hiệu nhận biết như dịch âm đạo tiết ra nhiều, vùng kín ra máu bất thường, đau vùng thắt lưng, sưng to ở bụng, đau vùng xương chậu, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt…

Tình trạng nhiễm trùng nội mạc tử cung nếu để lâu và không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng như áp xe tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, nhiễm trùng huyết, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

9. Hội chứng đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)

Đây là một hội chứng xảy ra với biểu hiện ngứa ngáy, đau nhức ở khu vực bộ phận sinh dục ngoài ở nữ giới. Hội chứng này có tên khoa học là Vulvodynia và là một trong những loại bệnh phụ khoa mà có không ít chị em phụ nữ gặp phải.

Hội chứng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, các vấn đề về rối loạn thần kinh, dị ứng với các chất tẩy rửa ở vùng kín hoặc do thói quen quan hệ tình dục quá nhiều có thể là những nguyên nhân có liên quan.

Khi gặp phải hội chứng này, phần lớn nữ giới đều gặp phải một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình như:

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nhói rát ở khu vực âm hộ.
  • Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là mỗi khi tiểu tiện.
  • Các cơn đau xuất hiện một cách liên tục, đột ngột dù không cần có sự va chạm, tổn thương nào.
  • Khi bệnh tiến triển sang mức độ nặng, cơn đau ở âm hộ thường diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân không thể mặc các loại quần bó sát, thậm chí là không thể giao hợp, khi vận động.

10. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Bệnh xã hội thường gặp như bệnh giang mai, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, bệnh hạ cam… Ngoài ra, nhóm bệnh phụ khoa này chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua đường máu.

Triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục khá giống với các bệnh lý phụ khoa khác, tuy nhiên thì có thêm một số dấu hiệu khác như:

  • Nổi lên các nốt mụn coc, mụn rộp hoặc các vết loét, tổn thương, phát ban ở bộ phận sinh dục, khu vực miệng, xung quanh hậu môn…
  • Vùng kín có biểu hiện sưng đau, ngứa ngáy, tiết ra nhiều dịch lạ.
  • Nổi nhiều hạch gây đau hoặc không đau ở vùng bẹn, háng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, có cảm giác ớn lạnh, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Theo nhiều nghiên cứu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh còn dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nữ giới cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc các bệnh nguy hiểm này.

11. Viêm phần phụ

Phần phụ ở nữ giới là một cơ quan bao gồm các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng rộng. Viêm phần phụ tức là hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương ở các bộ phận kể trên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm, virus gây ra.

Bệnh phụ khoa này chủ yếu do thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nạo phá thai không an toàn, do giao hợp không an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng viêm cũng xảy ra do tình trạng lây nhiễm từ một số bộ phận như âm đạo, tử cung, buồng trứng…

Bệnh được chia thành 2 loại khác nhau với những biểu hiện điển hình như:

  • Xuất hiện từng cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội ở vùng bụng dưới, đôi khi có những cơn đau ở vùng thắt lưng rất khó chịu.
  • Kinh nguyệt có dấu hiệu không đều, thời gian hành kinh có thể đến sớm hoặc đến muộn, rong kinh kéo dài, máu kinh ra thất thường.
  • Có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín.
  • Khí hư ra nhiều khí hư có mùi hôi kèm theo màu lạ như màu vàng, màu xám.
  • Vùng kín ra máu bất thường không phải ngày hành kinh.
  • Đau bụng kinh dữ dội, người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, suy nhược, đau khi quan hệ…

Bệnh viêm phần phụ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây ra rất nhiều biến chứng, tác hại cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe, nó có thể dẫn tới nhiều bệnh lý phụ khoa khác gây vô sinh hiếm muộn, thậm chí là dẫn đến việc mang thai ngoài tử cung.

Bệnh phụ khoa có nguy hiểm không?

Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều chị em khi không may mắc phải bệnh phụ khoa. Phần lớn họ đều băn khoăn liệu những bệnh này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, khả năng sinh sản hay không.

Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường khá nhẹ, đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển sang mức độ nặng thì lại dễ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau của bệnh nhân.

Đặc biệt, có không ít các trường hợp vì chủ quan, ngại ngần không đi chữa trị nên đã phải đối mặt với nhiều biến chứng, tác hại do bệnh phụ khoa gây ra. Có thể kể đến một số biến chứng thường gặp như viêm loét, tổn thương cổ tử cung, naboth cổ tử cung, thậm chí là căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Đồng thời, cũng chính tâm lý xấu hổ, e ngại và bỏ qua việc chữa trị bệnh nên nhiều bệnh nhân cũng phải đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Phòng tránh bệnh phụ khoa như thế nào?

Hầu hết phụ nữ đều ít nhất 1 lần mắc bệnh phụ khoa trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm số lần mắc bệnh và tránh khỏi nhóm bệnh lý nguy hiểm thông qua một số biện pháp dưới đây:

🔰 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đều đặn bằng nước sạch mỗi ngày. Cần chú ý vệ sinh cẩn thận trong những ngày có kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh đẻ và trước, sau khi quan hệ tình dục. Tránh mặc những loại đồ lót không đảm bảo chất lượng, đồ lót ẩm ướt, chật chội.

🔰 Cách vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt

  • Trong những ngày rụng dâu, chú ý tắm rửa đầy đủ, cần thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh phụ khoa.
  • Cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh bởi có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Trong những ngày có kinh nguyệt, tránh ngâm mình dưới bồn cầu. Tốt nhất là nên tắm dưới vòi sen.

🔰 Quan hệ tình dục lành mạnh

Nữ giới cần tránh để bạn tình bạo dâm, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng và nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục “ngoài luồng”.

🔰 Có chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, lành mạnh.
  • Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế lo lắng, stress, mệt mỏi trong công việc, cuộc sống.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cùng các loại đồ uống có gas, có cồn…

🔰 Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần

Nên chủ động đi thăm khám phụ khoa 1 lần trong năm dù sức khỏe ổn định, không có biểu hiện bất thường. Còn nếu chị em nào có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa thì cần chú ý đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, chị em cũng nên đi khám khi có những biểu hiện viêm nhiễm hoặc cảm giác đau bất thường ở cơ quan sinh dục.

Bác sĩ khuyên rằng để giảm thiểu những nguy hiểm của bệnh phụ khoa thì việc phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn đầu là rất quan trọng. Phòng khám phụ khoa Thái Hà địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Hotline tư vấn miễn phí 0325 780 327 hoặc click vào khung chat.

https://suckhoe24gio.webflow.io