Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung sớm nhất từ giai đoạn đầu

Tác giả:
Thu Uyên
Update on:
12/4/2023

Nữ giới tự nhận biết được dấu hiệu ung thư cổ tử cung từ giai đoạn đầu sẽ giúp tăng cao khả năng chữa khỏi bệnh và giảm thiểu chi phí điều trị. Ngoài ra, chị em khi nào cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung và các phòng bệnh như thế nào? Bạn đọc hãy tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Ung thư cổ tử cung là gì? Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung (tên tiếng anh: Cervical Cancer) là căn bệnh xuất hiện khi các tế bào ở cổ tử cung phân chia nhanh hơn bình thường ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Các tế bào nhân bản nhanh đột biến dẫn đến hình thành các khối u ác tính ở cổ tử cung và có thể di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. (1)

Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung là loại ung thư biểu mô vảy. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 45 và là một trong những loại ung thư có khả năng gây tử vong cao nhất.

Bệnh ung thư cổ tử cung được chia làm 4 giai đoạn theo mức độ từ nhẹ đến nặng dần:

  • Giai đoạn tiền ung thư: Một số tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường dần biến đổi thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào ung thư mới chỉ phát triển ở bề mặt ngoài và chưa xâm lấn sâu vào cổ tử cung.
  • Giai đoạn 1: các tế bào ung thư xâm lấn vào các mô nằm sâu bên trong cổ tử cung. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư chưa di chuyển đến các khu vực lân cận và chưa làm ảnh hưởng đến các biểu mô chính, các hạch bạch cầu.
  • Giai đoạn 2: tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các khu vực như vùng chậu và phần dưới của âm đạo. Tuy nhiên, ung thư vẫn chưa lan đến các tế bào bạch huyết và các cơ quan xa hơn của cơ thể.
  • Giai đoạn 3: tế bào ung thư lây lan đến phần còn lại của vùng chậu, làm tắc niệu quản, các hạch bạch huyết...
  • Giai đoạn 4: Lúc này các tế bào ung thư đã di căn vào bàng quang, trực tràng, thậm chí là lan sang gan, phổi và xương đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khá giống với triệu chứng các bệnh phụ khoa khác nên khiến nhiều bệnh nhân chủ quan không đi khám. Hầu hết, chị em chỉ đi khám khi bệnh đã âm thầm phát triển trong thời gian dài, khả năng điều trị khỏi cũng thấp hơn.

Do đó, phụ nữ cần phải nắm rõ các dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu để kịp thời đi thăm khám khi có những biểu hiện bất thường. Các bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình nhé! (2) (3)

dấu hiệu ung thư cổ tử cung

1. Xuất huyết âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường gặp, chiếm đến 70% những ca mắc bệnh.

Nếu chị em thường xuyên bị chảy máu khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo khi đã mãn kinh, ra máu bất thường không theo chu kỳ kinh nguyệt thì nên thu xếp thời gian đi khám nhé.

2. Tiết dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi

Vùng kín của nữ giới thường tiết ra nhiều khí hư bất thường, có màu sắc khác thường (màu vàng, màu xám, có màu xanh, màu đỏ do lẫn máu) và kèm mùi hôi tanh khó chịu.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung này rất giống triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ… Chỉ có quá trình khám phụ khoa và sàng lọc ung thư mới khẳng định chắc chắn được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. (4)

3. Bất thường khi tiểu tiện

Nữ giới gặp phải các bất thường trong việc tiểu tiện như: có cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, luôn muốn đi tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, trong nước tiểu có máu hoặc bị rò rỉ nước tiểu khi vận động mạnh hắt hơi…

4. Đau vùng xương chậu

Chị em cảm thấy đau bụng âm ỉ khó chịu, đau buốt dữ dội ở vùng xương chậu. Những cơn đau này xảy ra bất thường hoặc kéo dài không theo chu kỳ kinh nguyệt. Đau vùng xương chậu là triệu chứng ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm vùng chậu.

5. Quan hệ tình dục đau rát và chảy máu

Phần lớn nữ giới quan hệ tình dục cảm thấy đau rát kèm chảy máu là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, số ít trường hợp là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

6. Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi bệnh đã phát triển mạnh. Khi khối u ác tính ở cổ tử cung phát triển với kích thước lớn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng gây rối loạn kinh nguyệt. Một số biểu hiện cụ thể: chu kỳ kinh thay đổi thất thường, ngày hành kinh kéo dài, máu kinh có màu lạ (màu đen sẫm), chậm kinh (trễ kinh)

7. Đau vùng lưng dưới

Ngoài có cơn đau ở vùng xương chậu, bụng dưới, bệnh nhân cũng có biểu hiện đau ở vùng lưng dưới. Người bệnh chủ quan không đi khám, để lâu ngày cơn đau có thể lan xuống chân gây khó khăn khi đi lại.

8. Thiếu máu

Những bệnh nhân thường xuyên ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, chảy máu khi quan hệ tình dục thường dễ gặp phải tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân là do các bạch cầu sẽ được thay thế vào các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể để ngăn ngừa bệnh.

9. Bị đau chân, chuột rút

Có khá nhiều bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở vùng chân, đôi khi gặp phải hiện tượng chuột rút dù không phải là thời kỳ có kinh nguyệt. Khi gặp phải biểu hiện này, hãy cảnh giác bởi đây rất có thể là một trong những triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

10. Sưng đau ở chân

Đau chân là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này cơn đau ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu sẽ lan nhanh xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù, đau nhức ở chân rất khó chịu.

11. Cơ thể mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng

Bệnh nhân còn cảm thấy chán ăn, người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng, ham muốn tình dục suy giảm…

Nữ giới nắm rõ những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân và đi khám ngay từ khi bệnh mới hình thành.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Chúng ta có thể chia nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung thành 2 nhóm chính: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.  

Virus HPV nguyên nhân trực tiếp gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV – Human Papilloma Virus gây ra. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 100 chủng virus HPV, trong đó có khoảng 14 loại có nguy cơ cao gây bệnh cho con người.

Đặc biệt, hai loại virus HPV là 16 và 18 là nguyên nhân chính gây ra 70% ca mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Ngoài ra, 2 chủng virus này còn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà ở nữ, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật…

Phần lớn nữ giới trong độ tuổi sinh sản nếu có quan hệ tình dục sẽ dễ bị nhiễm phải virus HPV. Và có đến 50% các trường hợp bị nhiễm phải virus HPV nguy cơ cao. Khi bị nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus.

Nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

  • Người có hệ miễn dịch yếu, bị suy giảm hệ miễn dịch do dùng thuốc hoặc do mắc phải bệnh HIV/AIDS…
  • Bạn gái sinh con sớm lúc nhóm cơ quan sinh sản vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên dễ bị tổn thương trong quá trình sinh nở tạo điều kiện để virus HPV thâm nhập.
  • Sinh đẻ nhiều lần, có nhiều con: Không chỉ sinh con sớm, những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, đặc biệt là có trên 3 con cũng là đối tượng có khả năng cao bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi những phụ nữ ít sinh con.
  • Có tiền sử mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, chlamydia, giang mai, HIV…
  • Trong gia đình có bà, mẹ mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì con gái sinh ra cũng dễ bị nhiễm phải bệnh cao hơn so với những người bình thường.
  • Lạm dụng các loại thuốc tránh thai dạng uống trong thời gian dài, khi đó sẽ dễ bị viêm nội mạc tử cung và khiến việc thụ thai giảm đi, không có hiệu quả.
  • Ăn uống thừa chất dẫn đến thừa cân, béo phì dễ khiến nồng độ hormone sinh dục nữ Estrogen tăng lên, làm biến đổi các tế bào lành tính ở cổ tử cung.
  • Đời sống tình dục phóng khoáng, thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thường xuyên hút thuốc lá không chỉ khiến hệ miễn dịch suy giảm mà nó còn làm tổn hại sức khỏe, từ đó hình thành nên các tế bào ác tính ở cổ tử cung do trong thuốc lá chứa chất độc hại đối với sức khỏe (nicotine).
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, không đủ dinh dưỡng, ăn ít rau củ quả, trái cây.
  • Bệnh ung thư cổ tử cung cũng dễ gặp ở những phụ nữ sử dụng thuốc có tác dụng ngăn ngừa sẩy thai.
  • Ngoài ra, bệnh ung thư cổ tử cung cũng gặp ở những phụ nữ có hoàn cảnh sống không đảm bảo, khó tiếp cận được với dịch vụ y tế, thuốc men, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng…

Đối tượng nữ giới nào cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung hầu như không có biểu hiện, hơn nữa các triệu chứng của bệnh cũng không rõ ràng. Do đó, sàng lọc là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả để phát hiện bệnh sớm giúp điều trị bệnh nhanh khỏi.

Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 30 - 49 tuổi nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, thời điểm khám sàng lọc tốt nhất là 2 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Thông thường, cần phải căn cứ vào mức độ, tình trạng bệnh, kích thước của khối u, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bệnh ở giai đoạn sớm hay muộn… thì mới đưa ra cách điều trị phù hợp. Phần lớn cách điều trị ung thư cổ tử cung thường bao gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật kết hợp với các phương pháp điều trị khác tùy vào từng giai đoạn của bệnh, cụ thể:

  • Tiền ung thư: Thường thì với giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bệnh tại chỗ bằng nhiều phương pháp như sử dụng laser, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, khoét chóp theo hình nón, sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh các tế bào ung thư.
  • Giai đoạn I: Thực hiện cắt 1 hoặc toàn bộ tử cung của bệnh nhân, đồng thời tiến hành xạ trị tùy vào từng trường hợp. Sau khi điều trị, phương pháp này có thể gây hẹp, để lại sẹo ở cổ tử cung và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
  • Giai đoạn II – III: Đối với những trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị kết hợp với xạ trị, thậm chí là cắt bỏ buồng trứng, tử cung nên không bảo đảm được chức năng sinh sản của bệnh nhân.
  • Giai đoạn IV: Lúc này, bệnh ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối và gây ra nhiều khó khăn cho việc chữa trị. Ở giai đoạn này, phần lớn bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị để làm giảm biểu hiện, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Ông cha ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nữ giới cần trang bị cho mình một số kiến thức để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nhé.

🔰 Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ: (5) (6)

Nên chú ý tầm soát ung thư cổ tử cung tại các địa chỉ y tế tin cậy, uy tín. Tùy vào từng đối tượng, nhóm tuổi khác nhau mà sẽ có mốc thời gian tầm soát khác nhau. Cụ thể:

  • Người dưới 21 tuổi: Chưa thực hiện tầm soát bởi có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
  • Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: Cần chủ động đi làm xét nghiệm Pap định kỳ 3 năm/lần.
  • Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi: Cần thực hiện xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm HPV đầy đủ 5 năm/lần hoặc có thể làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi: Nếu các kết quả tầm soát trước đó tốt, không có vấn đề gì thì có thể dừng tầm soát. Còn trong trường hợp nghi ngờ thì cần đi tầm soát 1 năm/lần.
  • Đối với những phụ nữ đã cắt bỏ cổ tử cung, tử cung thì không phải kiểm tra.
  • Đối với phụ nữ không cắt cổ tử cung và đã cắt tử cung thì cần kiểm tra đầy đủ theo độ tuổi.
  • Những chị em đã tiêm phòng HPV thì vẫn cần đi tầm soát định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.

🔰 Tiêm ngừa vac xin HPV:

Phụ nữ từ 9 – 26 tuổi nên chủ động đi tiêm phòng vắc xin HPV. Đối với phụ nữ trên 26 tuổi thì việc tiêm phòng HPV sẽ ít mang lại hiệu quả hơn. Bạn không nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV nếu đang điều trị bệnh lý cấp tính, đang trong thai kỳ hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc….

🔰 Vệ sinh sinh dục đúng cách:

Vệ sinh bộ phận sinh dục đầy đủ, thường xuyên, nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính dịu nhẹ, không làm mất cân bằng độ pH âm đạo. Chú ý vệ sinh khi có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ.

🔰 Tránh tiếp xúc với HPV hoặc các virus lây qua đường tình dục khác (HSV, HIV và chlamydia):

Nên có đời sống tình dục lành mạnh, quan hệ chung thủy 1 vợ – 1 chồng. Nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ nhằm phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh khi giao hợp.

🔰 Có lối sống lành mạnh:

Xây dựng lối sống có khoa học, hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cùng các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể. Chú ý tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, đều đặn.

Trên đây là bài viết của phòng khám đa khoa Thái Hà về các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu cho đến giai đoạn bệnh đã nặng. Bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản và tính mạng của nữ giới. Vì vậy, khám phụ khoa định kỳ và khám sàng lọc ung thư là cực kỳ quan trọng. Số điện thoại hỗ trợ miễn phí 0325 780 327 hoặc click khung chat tư vấn để được giúp hỗ trợ nhanh nhất.