Thời gian ủ bệnh lậu

Tác giả:
Đỗ Văn Hiếu
Update on:
14/10/2022
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến

Thời gian ủ bệnh lậu khá ngắn so với nhiều bệnh xã hội khác, nên người bệnh có thể tự nhận biết và điều trị bệnh sớm. Đây cũng là câu hỏi mà bạn nam có địa chỉ email changtraicodon1987@hotmail.com đã gửi tới bác sĩ nhờ giải đáp.

“Chào bác sĩ ạ! Vài hôm trước cháu có quan hệ tình dục với bạn gái mới quen. Hôm nay cháu mới được biết rằng cô ấy đang trong thời gian điều trị bệnh lậu. Cháu sợ rằng mình cũng có thể đã bị nhiễm bệnh. Bác sĩ cho cháu hỏi thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới là bao lâu? Cháu đang rất hoang mang, mong được bác sĩ hồi âm sớm ạ.”

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn:

Bạn nam thân mến! Chúng tôi thấu hiểu được tâm trạng lo lắng của bạn ngay lúc này. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì y học hiện đại hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh lậu trong thời gian ngắn. Trong bài viết này, chúng tôi xin trả lời câu hỏi bệnh lậu ủ bệnh bao lâu và những kiến thức liên quan đến căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu ở nam và nữ?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, hậu môn, họng do lậu cầu khuẩn có tên khoa học Neiseria gonorhoeae gây ra. Đây là một song cầu Gram (-) chỉ có vật chủ là con người và thường lây trực tiếp khi có quan hệ tình dục không an toàn.

Thời gian ủ bệnh lậu ở nam và nữ

  • Ở nam giới: Thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-5 ngày. Biểu hiện thường thấy là sẽ có mủ chảy từ niệu đạo với số lượng nhiều có màu vàng hoặc màu xanh. Ngoài ra, nam giới còn có biểu hiện đại buốt, đái dắt, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến viêm toàn bộ niệu đạo kèm theo sốt, mệt mỏi.
  • Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh không rõ ràng, được ước tính khoảng 10 ngày. Trong trường hợp có triệu chứng bệnh có biểu hiện đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, khí hư có màu vàng hoặc xanh với số lượng nhiều kèm mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới. Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu bệnh thường không rõ rệt hoặc không có triệu chứng nào. Ngoài ra, khi thăm khám cổ tử cung thấy đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu, chảy mủ ra từ ống cổ tử cung, có thể thấy niệu đạo đỏ, có mủ chảy ra.

Thời gian ủ bệnh lậu dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các yếu tố nào?

Theo bác sĩ Hiếu tiết lộ không phải bất cứ bệnh nhân mắc bệnh lậu nào cũng có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày, mà có những trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và ngược lại. Cụ thể:

  • Trình trạng nhiễm trùng nặng hay nhẹ: Bệnh lậu được chia làm 2 dạng cấp tính và mãn tính. Lậu cấp tính là giai đoạn mới mắc bệnh. Nếu ở giai đoạn cấp tính mà người bệnh không điều trị không triệt để sẽ chuyển thành lậu mãn tính. Lúc này bệnh khó chữa và việc điều trị sẽ gây tốn nhiều chi phí hơn giai đoạn mới bùng phát.
  • Yếu tố sức khoẻ mỗi người: Nếu như sức khoẻ yếu, sức đề kháng kém, sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn, khả năng phát bệnh sẽ nhanh và ngược lại. Hơn nữa, sức đề kháng của nữ giới sẽ kém hơn so với nam giới nên thời gian ủ bệnh ở chị em thường ngắn hơn, mức chênh lệch này từ 3 – 4 ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu như trong thời gian mắc bệnh lậu bạn đang uống thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh lý khác thì đây cũng là nguyên nhân làm chậm thời gian phát bệnh. Bởi thuốc kháng sinh mà bạn đang dùng có thể làm ức chế tạm thời sự phát triển của virus gây bệnh, từ đó làm kéo dài thời gian ủ bệnh.

Thời gian ủ bệnh lậu trải qua 3 giai đoạn

Dựa vào các nghiên cứu về bệnh lậu mà các bác sĩ đã chia thời gian ủ bệnh được trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên là sau khi bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh thì song khẩu khuẩn lậu sẽ xâm nhập trực tiếp vào niệu đạo trong vòng 36h sẽ tấn công mạnh mẽ vào bên trong cơ thể bạn và bắt đầu phát triển gây bệnh.
  • Giai đoạn 2: Lúc này song cầu khuẩn lậu đã hoàn thành một chu kỳ sống.
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng bệnh lậu có thể đã xuất hiện. Giai đoạn cuối thông thường ở nam giới có biểu hiện rõ rệt hơn so với nữ giới.

Bạn nam thân mến! Nếu sau thời gian ủ bệnh lậu (tối đa khoảng 3 tuần kể từ lần cuối quan hệ tình dục) mà bạn không có bất kỳ biểu hiện nào như chảy mủ, tiểu ra máu, tiểu rát… thì bạn chưa bị mắc bệnh lậu nhé! Trong thời gian ủ bệnh một số xét nghiệm nuôi cấy và xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh lậu, nhưng những xét nghiệm này thường tốn nhiều thời gian và không thực sự cần thiết. Tuy vậy bác sĩ khuyên rằng: Người thường xuyên có hoạt động tình dục không an toàn hay thực hiện hành vi mua bán dâm, sử dụng kim tiêm chích ma tuý, có thành viên trong gia đình mắc bệnh lậu… bạn nên đi xét nghiệm bệnh lậu định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần.

Bài viết được xem nhiều:

Bệnh lậu ủ bệnh bao lâu thì những triệu chứng đầu tiên xuất hiện?

Sau thời gian ủ bệnh lậu thì bệnh bắt đầu bùng phát, do khác nhau về mặt cấu tạo sinh học nên triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:

  • Ở nam giới:

Giai đoạn đầu ủ bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ngứa ngáy, khó chịu ở đường tiểu và sau vài giờ thì tiết ra dịch trong, sau đó chuyển dần thành mủ có màu vàng sữa đục. Và tiếp đó hai mép miệng sáo sưng đỏ khi tiểu sẽ cảm thấy tiểu gắt, tiểu rát, đau như dao cắt. có trường hợp mủ chảy nhiều, nếu nặng có thể tiểu ra cả máu.

Bệnh lậu khi phát triển sang giai đoạn nặng không được điều trị hiệu quả ở giai đoạn cấp tính thì những vi khuẩn sẽ phát triển chuyển sang mãn tính. Các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn một số biểu hiện như tiểu ra giọt đục buổi sáng và đêm khuya hay sau khi sử dụng các chất kích thích.

  • Ở nữ giới:

Với nữ giới thì thời gian ủ bệnh khó có thể nhận biết, vì nhữung dấu hiệu của bệnh thường không được rõ ràng.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có triệu chứng bệnh có biểu hiện đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, khí hư có màu vàng hoặc xanh với số lượng nhiều kèm mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới. Ngoài ra, khi thăm khám cổ tử cung thấy đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu, chảy mủ ra từ ống cổ tử cung, có thể thấy niệu đạo đỏ, có mủ chảy ra.

  • Ở trẻ em:

Trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh lậu do khi chào đời tiếp xúc với dịch ở âm đạo của người mẹ bị nhiễm bệnh. Khi sinh ra, sau 36h đến ngày thứ 21 mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Với tình trạng này có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh hay nhỏ mắt khi mới sinh ra (lưu ý nếu điều trị kém hoặc không điều trị thì trẻ có khả năng bị mù vĩnh viễn).

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là nội dung chia sẻ kiến thức về thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu ở nam và nữ. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh lậu hãy gọi điện ngay cho bác sĩ chuyên khoa của phòng khám qua đường dây nóng 0325 780 327 hoặc lựa chọn 1 trong 4 hình thức tư vấn miễn phí ở cuối màn hình!

-->https://suckhoe24gio.webflow.io