Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?

Tác giả:
Vũ Thị Hà
Update on:
12/4/2023

Đau bụng bên trái dưới rốn là dấu hiệu bệnh gì? Cách chữa đau bụng dưới bên trái ở nam & nữ tại nhà? Đau nhói bụng dưới bên trái khi nào cần khám bác sĩ? Mời bạn đọc hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau bụng bên trái dưới rốn xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý cùng với nhiều triệu chứng kèm theo như:

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa

Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh ở đường tiêu hóa

Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa với những cơ quan như ruột già, đại tràng, dạ dày... như:

1. Viêm ruột

Viêm ruột là hiện tượng tổn thương ở các cơ quan, bộ phận có liên quan đến hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột non, ruột già, thực quản. Bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra nhiều đau đớn, tắc nghẽn khu vực này.

Bệnh được chia thành 2 dạng chính và bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như do di truyền, các bất thường, rối loạn ở hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn hình thành do một số yếu tố khác nữa như do độ tuổi, do dân tộc, thường xuyên lạm dụng các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid hoặc do sinh sống tại những nước công nghiệp.

Tùy vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các biểu hiện, dấu hiệu có thể diễn ra không giống nhau. Nói chung, bệnh nhân khi bị viêm ruột sẽ gặp phải những biểu hiện như:

  • Có triệu chứng đau bụng dưới bên trái với những cơn đau kéo dài dai dẳng, liên tục.
  • Cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ, đột ngột hoặc âm ỉ, có dấu hiệu giảm tạm thời sau mỗi lần đi cầu.
  • Bị đầy hơi, táo bón sau khi ăn xong. Với những trường hợp bị tắc ruột thì thường xuyên có biểu hiện này.
  • Bị tiêu chảy, phân nhạt màu, có chứa mủ, chất nhầy hoặc máu, dạng sáp.
  • Bị đau bụng, thậm chí là ra máu mỗi khi đi đại tiện.
  • Nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm đường tiết niệu do các lỗ rò từ đường ruột.
  • Xuất hiện tình trạng loét ở vùng miệng đến khu vực hậu môn.
  • Ngoài ra còn có biểu hiện viêm khớp, viêm da, thiếu máu, mệt mỏi, sút cân nhanh, sốt nhẹ.

Nếu chữa trị muộn, bệnh viêm ruột có thể vừa gây ra nhiều phiền phức tới cuộc sống sinh hoạt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu, tắc ruột, viêm phúc mạc, thậm chí là làm tổn thương đến ống tiêu hóa.

2. Táo bón

Táo bón cũng là một trong những bệnh lý có hiện tượng đau bụng dưới bên trái. Táo bón thực chất là tình trạng đại tiện gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do phân trở nên cứng, khô hơn bình thường. Bệnh nhân khi đó sẽ phải đối mặt với những cơn đau, thậm chí là chảy máu khi đi cầu. (1)

Nguyên nhân chính gây ra táo bón thường là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ví dụ như ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn mặn. Việc lười vận động, ngồi, đứng nhiều, đi vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên chứng táo bón.

Các biểu hiện của táo bón rất dễ để nhận biết, cụ thể:

  • Số lần đi đại tiện ít, ít hơn 3 lần/tuần, gặp phải nhiều khó khăn khi đi đại tiện.
  • Thường xuyên bị đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu, khó đi ngoài, đau bụng dưới bên trái.
  • Do phân tích trữ lâu trong ruột già và bị hút hết nước nên thường có dấu hiệu cứng, khô, rời rạc thành từng cục nhỏ.
  • Mỗi lần đi đại tiện, do thường xuyên phải rặn khiến vùng hậu môn dễ hình thành nên các vết nứt gây đau đớn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, hậu môn rất dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Bị đi ngoài ra máu, phân thường có lẫn với chất nhầy.
  • Người mệt mỏi, không muốn làm gì, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, luôn sợ hãi mỗi khi đi đại tiện.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị sớm, bệnh táo bón có thể gây ra một số biến chứng cho bệnh nhân như bệnh trĩ, rò hậu môn, viêm đại tràng, nứt rách hậu môn, viêm nhiễm hậu môn...

3. Rối loạn tiêu hóa

Thức ăn được chuyển biến thành chất dinh dưỡng để đưa qua ống tiêu hóa đi vào máu sẽ được gọi là tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề, cản trở nào dẫn đến hiện tượng đi ngoài, táo bón, đau bụng... thì được coi là rối loạn tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, điển hình là việc ăn các loại thực phẩm chưa chín, không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn bị hỏng, ôi thiu... Bên cạnh đó, mất cân bằng ở đường ruột, thói quen sinh hoạt hàng ngày không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu với những đặc điểm như bụng căng tròn, có cảm giác no dù chưa ăn gì.
  • Đau bụng dưới bên trái, đôi khi đau cả vùng bụng. Cơn đau đôi khi âm ỉ, đôi khi lại đau quặn dữ dội. Nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan lên vùng xương ức hoặc lan ra sau lưng.
  • Thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Có biểu hiện ợ nóng, ợ hơi rất khó chịu.
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày cực kỳ phiền toái.
  • Ngoài ra, còn có biểu hiện nôn nao, buồn nôn, sốt, cơ thể dễ bị mất nước, miệng có mùi hôi.

Rối loạn tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác, nếu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý kịp thời sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thậm chí là ung thư đại tràng... đe dọa trực tiếp tính mạng người mắc phải.

4. Thoát vị bẹn nghẹt

Thoát vị bẹn nghẹt là hiện tượng các tạng có trong túi bị đè ép, thắt nghẹt với nhau và không thể trở về vị trí ban đầu được. Đây được coi là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và thường xảy ra cùng với các loại như thoát vị rốn, thoát vị đường trắng, thoát vị bịt.

Theo nghiên cứu, sau khoảng 6 – 12h, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thoát vị bẹn nghẹt sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, nhiễm trùng, viêm phúc mạc, thậm chí là gây hoại tử các tạng cùng nhiều rối loạn các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi xảy ra hiện tượng tắc nghẹt các tạng, bệnh nhân sẽ gặp phải các biểu hiện, dấu hiệu điển hình sau:

🔰 Triệu chứng cơ năng

  • Đau bụng dưới bên trái gần háng, cảm giác đau nhói, đau đột ngột, đau dữ dội ở vùng thoát vị. Đôi khi, cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới bên trái hoặc đau lan xuống vùng bìu.
  • Xuất hiện một khối phồng đau nhức, không đẩy lên được cũng không tự mất đi.
  • Nôn mửa, có cảm giác khó khăn mỗi khi đi đại tiện.

🔰 Triệu chứng thực thể

  • Vùng bìu, bẹn có khối phồng lạ có cảm giác rất khó chịu.
  • Khi sờ vào thường có cảm giác căng chắc, ấn vào sẽ thấy đau, đặc biệt là phần cổ túi thoát vị.
  • Mỗi khi ho và rặn, khối phồng giữ nguyên kích thước, dù dùng tay ấn, đẩy vẫn không dịch chuyển.
  • Khối thoát vị không xuất hiện âm thanh nào do trong túi thoát vị có dịch.
  • Những vùng da bị thoát vị thường có màu đỏ hoặc sẫm hơn so với màu da ở các khu vực lân cận.
  • Các biểu hiện toàn thân đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi, tăng nhịp tim, suy nhược cơ thể, có lẫn máu trong phân...

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý có nhiều tên gọi khác nhau như rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng chức năng và loại bệnh này khá phổ biến trong các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Bệnh tái phát lại nhiều lần, thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.

Những đối tượng từ 40 – 45 tuổi, người có dòng họ, gia đình mắc các bệnh về đường ruột, người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress, lo lắng và nữ giới thường là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải hội chứng này.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng, rối loạn nhu động ruột, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, do thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhanh, uống nhiều bia rượu thường là nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng ruột kích thích.

Khi gặp phải hội chứng này, đa phần người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện như:

  • Xuất hiện cơn đau bụng dưới bên trái hoặc phải kèm hiện tượng khó chịu giống như dạ dày bị chuột rút.
  • Đôi khi cơn đau đi kèm với cảm giác nặng, ấm ách, tức bụng.
  • Tần suất đi đại tiện thay đổi rõ rệt. Cơn đau thường có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đi cầu.
  • Liên tục bị táo bón, tiêu chảy diễn ra nhanh chóng, đột ngột. Người bệnh thường có cảm giác đau quặn, có cảm giác phân chưa ra hết.
  • Phân có nhiều thay đổi, ví dụ có lẫn chất nhầy.
  • Có cảm giác nóng rát ở vùng đại tràng do hiện tượng chuyển động ruột.
  • Bị ợ hơi kéo dài, nóng ở vùng thượng vị, luôn có cảm giác no nhanh mỗi khi ăn, buồn nôn, sụt cân nhanh chóng, người khó chịu, mệt mỏi.

Nếu chủ quan không chữa trị, bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, sợ hãi mỗi khi đi đại tiện. Nghiêm trọng hơn, khi bệnh tiến triển sang mức độ nặng sẽ làm đảo lộn cuộc sống, đặc biệt là làm thay đổi chế độ sinh hoạt của bệnh nhân.

6. Tắc ruột

Tắc ruột là hiện tượng tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học ở ruột, khiến các chất của quá trình tiêu hóa không di chuyển được và thường tích tụ, tồn đọng lại gây bít tắc, khó đào thải ra bên ngoài.

Hiện tượng này thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như do lao ruột, viêm ruột, dính ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, xoắn ruột, lạc nội mạc tử cung, viêm túi thừa, thoát vị, khối u hoặc do thiếu máu cục bộ ở ruột...

Ngoài đau bụng dưới bên trái, bệnh tắc ruột còn có những biểu hiện điển hình sau:

  • Bị từng cơn, đau dữ dội, đột ngột rồi giảm dần, xuất hiện các cơn đau khác chỉ sau 2 – 3 phút.
  • Không chỉ ở vùng bụng, cơn đau còn lan tỏa ra toàn khu vực bụng.
  • Đối với những người gầy, phần thành bụng thường mỏng, có thể sờ thấy có quai ruột nổi lên. Nếu chiếu ánh sáng vào sẽ thấy có hiện tượng sóng nhu động ở các quai ruột, thấy di chuyển giống rắn bò ở dưới da bụng.
  • Bị bí trung tiện, bí đại tiện.
  • Thường xuyên bị buồn nôn, nôn mửa đi kèm các cơn đau. Bệnh nhân nôn thức ăn ra trước, sau đó nôn ra dịch tiêu hóa, nước mật và phân.

Khi bị tắc ruột, bệnh nhân cần được thăm khám, cấp cứu càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, không xử lý nhanh, bệnh nhân rất dễ bị sốc nặng do thiếu máu, phần màng bụng, thành ruột bị hoại tử và cuối cùng là dẫn tới tử vong.

Đau bụng dưới bên trái do bệnh lý ở cơ quan sinh sản

Đau bụng dưới bên trái có thể là bệnh lý nam khoa, phụ khoa

Ngoài các bệnh lý về hệ tiêu hóa, đau bụng dưới bên trái còn là dấu hiệu của các bệnh lý có liên quan đến hệ sinh sản, cụ thể như:

1. Xoắn tinh hoàn trái

Xoắn tinh hoàn bên trái có biểu hiện đau bụng dưới bên trái. Tức là hiện tượng phần thừng tinh bị xoắn lại khiến máu khó lưu thông, không thể di chuyển đến tinh hoàn. Hậu quả là làm sung huyết, phù nề và hoại tử tinh hoàn.

Đối tượng thường gặp phải tình trạng này là thanh thiếu niên từ 12 – 18 tuổi, chiếm đến hơn 65% các trường hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xoắn tinh hoàn cũng gặp ở trẻ sơ sinh nam và người lớn tuổi.

Đa phần các biểu hiện của bệnh xoắn tinh hoàn thường xuất hiện đột ngột, đồng thời diễn ra trong vài ngày. Bệnh nhân cần phải phân biệt bệnh với các bệnh lý khác như viêm tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn qua những triệu chứng, dấu hiệu sau:

  • Vùng bìu đau nhức dữ dội, đột ngột khó chịu.
  • Cơn đau lan rộng có thể gây ra những cơn đau bụng dưới bên trái
  • Có hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở ống bẹn, vùng bìu.
  • Bên tinh hoàn bị xoắn thường có chiều cao hơn và có màu đỏ bầm hoặc tím đen so với bên còn lại.
  • Bị đau tinh hoàn ở khu vực rộng, dọc theo ống bẹn và có thể ảnh hưởng tới hố chậu.
  • Có cảm giác đau nhức, khó khăn mỗi khi tiểu tiện.
  • Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm bao gồm xuất tinh ra lẫn máu, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn...

Là một trong những bệnh lý nam khoa thường gặp, xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như làm suy giảm chức năng sinh lý, tổn thương các cơ quan lân cận, hoại tử tinh hoàn, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

2. Đau bụng kinh

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh, hiện tượng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi đến kỳ kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa của từng người, cơn đau có thể không khác nhau, có thể là âm ỉ, nhưng cũng có thể là dữ dội hoặc hơi nhói ở bụng.

Nguyên nhân chính gây ra các cơn đau bụng là do tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, từ đó dẫn đến những cơn đau. Đồng thời, thành phần prostaglandin tiết ra nhiều trong thời gian này cũng làm tử cung co thắt nhiều hơn, hình thành nên cơn đau bụng kinh.

Ngoài ra, đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, viêm vùng chậu hoặc do đặt dụng cụ tránh thai vào tử cung không đúng cách, không đảm bảo an toàn.

Đau bụng kinh thường gây ra rất nhiều phiền toái cho nữ giới qua những biểu hiện, dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ bụng dưới bên trái và bên phải, số ít trường hợp là những cơn đau bụng dữ dội.
  • Cảm giác co thắt khó chịu, nặng bụng.
  • Ngoài các cơn đau bụng dưới, cơn đau có thể lan vào lưng, vùng đùi.
  • Cơn đau diễn ra nặng nhất vào ngày đầu của kỳ kinh, sau đó giảm xuống trong vòng 3 ngày.

Đau bụng kinh thường không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây bất tiện, làm đảo lộn công việc, học tập. Ngoài ra, trường hợp đau do bệnh lý phụ khoa còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản, thậm chí là khiến nữ giới khó còn thiên chức làm mẹ.

3. Bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai đã được thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không làm tổ trong buồng tử cung. Thay vào đó, phôi lại làm tổ ở những vị trí khác như cổ tử cung, vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng... và cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng thai phụ.

Một số biểu hiện của thai ngoài tử cung khá giống với hiện tượng mang thai bình thường, điều này khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, nữ giới cần phân biệt rõ qua những triệu chứng sau:

  • Bị đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải tùy thuộc vị trí phôi thai làm tổ, thai nhi thường là ở ống dẫn trứng.
  • Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, dữ dội kéo dài tùy vào mức độ cụ thể.
  • Âm đạo chảy máu bất thường, máu thường có màu đen, sẫm hơn bình thường và ra với số lượng ít so với máu kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với dự kiến.
  • Nồng độ HCG có trong máu giảm đi nhanh chóng, đồng thời que thử thai chỉ hiện 1 vạch.
  • Nguy hiểm hơn, khi thai vỡ sẽ có một số biểu hiện như bị đau dữ dội ở vùng bụng, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, đổ mồ hôi, mạch đập nhanh, ngất xỉu...

Mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm và cần được xử lý ngay. Bởi nếu chậm trễ, thai phát triển to sẽ dễ vỡ ra và gây chảy máu dữ dội, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử gây nguy hiểm cho thai phụ. Xem chi tiết: Dấu hiệu mang thai cổ tử cung sớm nhất

4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các mảnh vụn của phần nội mạc trôi ngược vào ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Trong quá trình di chuyển, các mảnh vụn có thể bị tắc lại ở ngoài tử cung và gây ra tình trạng chảy máu, viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Nếu chữa trị muộn, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống, khả năng sinh sản như viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, vô sinh hiếm muộn, trường hợp nặng còn biến chứng thành ung thư.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Bị đau bụng dưới bên trái ở vùng xương chậu, vùng thắt lưng trong thời kỳ có kinh nguyệt.
  • Cơn đau có thể diễn ra trước và sau kỳ kinh và tiến triển nặng theo thời gian.
  • Bị đau trong hoặc sau khi giao hợp.
  • Thời gian hành kinh diễn ra lâu hơn bình thường, máu kinh chảy ra nhiều hơn, thậm chí là bị ra máu giữa kỳ kinh.
  • Trong nước tiểu hoặc phân có lẫn máu.
  • Một số biểu hiện khác bao gồm đầy hơi, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn.

5. U nang buồng trứng bên trái

U nang buồng trứng bên trái gây ra hiện tượng đau bụng dưới bên trái, chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp. Đa phần các trường hợp là lành tính, không gây hại và chỉ có một số ít trường hợp biến chứng nguy hiểm.

Bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau với những triệu chứng thường gặp như:

  • Đau âm ỉ bụng dưới bên trái và vùng thắt lưng.
  • Có cảm giác khó chịu khi khối u chèn ép vào các cơ quan lân cận.
  • Bị đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt diễn ra thất thường.
  • Trường hợp khối u tiến triển to, bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, bụng căng chướng, đầy bụng.

Như đã nói, trường hợp u lành tính sẽ không có gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các trường hợp khối u tiến triển âm thầm, kín đáo sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng và gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như vỡ u nang dẫn đến đau bụng dữ dội, xoắn u nang, thậm chí là chèn ép vào các cơ quan nội tạng như bàng quang, niệu quản, trực tràng, tĩnh mạch chủ.

6. Xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng hiện tượng buồng trứng bị xoắn lại khiến buồng trứng không được cung cấp đủ máu, từ đó dẫn đến các cơn đau khó chịu ở khu vực này. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở những người trong độ tuổi sinh sản, từ 20 – 40 tuổi.

Nữ giới cần lưu ý những biểu hiện, dấu hiệu điển hình dưới đây để kịp thời đi thăm khám:

  • Xuất hiện cơn đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải đột ngột, cơn đau diễn ra liên tục.
  • Cơn đau thường gặp nhiều ở bên trái hoặc bên phải vùng bụng dưới và tiến triển sang mức độ nặng rất nhanh chóng.
  • Trường hợp buồng trứng bị xoắn diễn ra chậm hoặc tự tháo xoắn, cơn đau có hiện tượng dịu xuống.
  • Bị táo bón, tiểu khó, tiểu rắt, phù 2 bên chân bất thường.
  • Bị buồn nôn, nôn và dễ giống với các biểu hiện của bệnh ở đường tiêu hóa.
  • Trường hợp bệnh tiến triển sang mức độ nặng, có kèm biến chứng hoại tử, bệnh nhân có thể bị sốt.

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh xoắn buồng trứng không chỉ đơn giản là gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây áp xe, viêm phúc mạc, hoại tử buồng trứng và phải cắt bỏ buồng trứng. Hậu quả là khiến khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của nữ giới bị đe dọa.

Đau bụng dưới bên trái do bệnh lý ở đường tiết niệu

Đau bụng dưới bên trái có thể do sỏi đường tiết niệu

1. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu được hình thành từ sự kết tinh của các tinh thể có trong nước tiểu với những triệu chứng điển hình như: Xuất hiện các cơn đau ở vùng hông, vùng lưng, vùng bụng giống bị dao đâm, đi tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu đau, sốt cao, buồn nôn, run người.

2. Nhiễm trùng đường niệu đạo

Biểu hiện thường gặp của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác đau bụng dưới bên trái, thường xuyên buồn tiểu nhưng đi tiểu ít, đi tiểu buốt, rát, nước tiểu đục, sẫm màu, có lẫn máu, đau mỏi lưng, buồn nôn, mệt mỏi, làn da xanh xao nhợt nhạt.

3. Bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở bàng quang, bệnh nhân thường bị đau quặn hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới bên trái, nước tiểu đục, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đi tiểu ra máu...

Số ít trường hợp, đau bụng dưới bên trái cũng có thể là do có khối máu tụ, vết bầm ở các cơ trong thành bụng. Những vấn đề về hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau. Ngoài ra, sự xuất hiện của cục máu đông, các mạch máu bị viêm ở bụng dưới bên trái cũng là dấu hiệu dẫn đến những cơn đau khó chịu tại khu vực này.

Đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

Câu trả lời phụ thuộc vào căn bệnh bạn đang mắc phải. Vì vậy, người bệnh khi gặp phải hiện tượng đau bụng dưới bên trái cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám & chẩn đoán. Bác sĩ dựa vào nguyên nhân gây ra cơn đau sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

🔰 Khi nào cần khám bác sĩ?

Chị em cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy có những biểu hiện sau:

  • Đau bụng dưới rốn diễn ra dữ dội, nghiêm trọng.
  • Cơn đau diễn ra nghiêm trọng hơn trong thời gian dài.
  • Có biểu hiện sốt.
  • Đi đại tiện ra máu.
  • Cơn đau xuất hiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đặc biệt là mỗi khi đi lại.
  • Trường hợp chị em nghi ngờ mình mang thai.
  • Có các biểu hiện bất thường mỗi khi đi đại tiện.
  • Bị nôn mửa liên tục, nhiều lần, thậm chí là bị nôn ra máu.

Cách chữa đau bụng dưới bên trái ở nam & nữ tại nhà

Nếu hiện tượng đau bụng dưới bên trái chỉ là do những bệnh lý thông thường thì hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà.

  • Uống đầy đủ nước hàng ngày, nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Có thể bổ sung nước trái cây, súp hoặc một số loại trà như trà bạc hà, trà gừng.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu hóa và các loại đồ ăn cay nóng, đồ muối chua.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ.
  • Nên giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm, có thể sử dụng túi chườm nóng để làm biểu hiện đau nhức.
  • Tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ hàng ngày.
  • Chú ý tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý sử dụng thuốc, tự ý tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, anh chị có thể liên hệ với nhân viên tư vấn qua hotline 0325 780 327 để được giải đáp miễn phí!

Từ khóa cùng chủ đề: đau bụng trái dưới | đau bên trái bụng dưới | đau bụng dưới bên trái gần xương chậu | trễ kinh đau bụng dưới bên trái | bị đau bụng bên trái | đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ

https://suckhoe24gio.webflow.io

Nguồn tham khảo:

  1. Lower Abdominal Pain - Ngày truy cập 12/04/2023
  2. Abdominal pain in adults - Ngày truy cập 12/04/2023