Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt dễ thụ thai và tránh thai

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:
12/4/2023

Chu kỳ kinh nguyệt là thước đo phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Ngoài ra, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai hoặc tránh thai an toàn được nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Mời bạn đọc hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Vòng chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới diễn ra theo vòng lặp trong độ tuổi sinh sản. Chu kỳ bắt đầu khi lớp niêm mạc tử cung sẽ được hình thành để chuẩn bị cho phôi thai đi vào làm tổ và phát triển. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone bắt đầu giảm xuống và dẫn đến hiện tượng chảy máu, thường gọi là máu kinh nguyệt.

  • Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Trả lời: Chu kỳ bình thường kéo dài trong khoảng 28 - 35 ngày.
  • Ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là gì? Thường được tính từ ngày đầu tiên ra máu kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trong suốt thời gian hành kinh, mức độ hormone trong cơ thể có sự thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn.

2. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ sẽ được kiểm soát bởi các hormone nội tiết thường được chia thành 4 giai đoạn chính, cụ thể:

2.1. Giai đoạn hành kinh

Hành kinh là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời cũng là lúc các bạn gái có kinh nguyệt lần đầu tiên.

Ở giai đoạn này, khi trứng ở kỳ kinh trước không được thụ tinh và quá trình thụ thai không diễn ra, nồng độ của 2 loại hormone nội tiết là estrogen và progesterone sẽ giảm xuống.

Khi quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không diễn ra, niêm mạc tử cung sẽ không được nuôi dưỡng nữa sẽ dần bị loại bỏ cùng dịch nhầy, máu qua âm đạo gọi là kinh nguyệt.

Khi đến giai đoạn hành kinh, nữ giới sẽ có một số dấu hiệu, biểu hiện điển hình như: Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, đau bụng kinh, đau đầu, mỏi lưng, đầy bụng, ngực mềm hơn... và sẽ hết đi khi giai đoạn hành kinh kết thúc.

Thông thường, một người phụ nữ sẽ có ngày hành kinh là từ 3 đến 7 ngày, tuy nhiên, có một vài trường hợp có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn và điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục, thường xuyên thì nữ giới cần đi thăm khám phụ khoa ngay để nắm rõ hơn.

2.2. Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng là giai đoạn thứ 2 trong chu kỳ kinh nguyệt, thường trùng vào cuối giai đoạn hành kinh và kết thúc sau khi trứng rụng.

Khi đó, tuyến yên sẽ được vùng dưới đồi gửi một tín hiệu đặc biệt để giải phóng ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Loại hormone này sẽ kích thích buồng trứng, từ đó sẽ có khoảng 5 – 20 túi nhỏ gọi là nang trứng. Các nang trứng này phần lớn chưa trưởng thành và chỉ có duy nhất một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, một người phụ nữ có thể có cùng lúc 2 trứng trưởng thành. Số còn lại do chưa phát triển trưởng thành sẽ được tái hấp thu theo cơ chế đặc biệt của cơ quan sinh sản của nữ giới.

Các nang trứng khi phát triển trưởng thành sẽ làm gia tăng nồng độ estrogen, đồng thời làm dày lớp niêm mạc tử cung. Từ đó tạo ra một môi trường chứa nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho phôi thai vào phát triển, hình thành nên bào thai.

Thường thì giai đoạn nang trứng sẽ diễn ra trong khoảng 16 ngày. Trong một số trường hợp khác, khoảng thời gian này có thể thay đổi, có thể là kéo dài từ 11 đến 27 ngày tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.

2.3. Giai đoạn rụng trứng

Ở giai đoạn này, nang trứng phát triển sẽ khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone estrogen hơn. Khi đó hormone hoàng thể hóa LH sẽ được tuyến yên do bị kích thích tiết ra. Từ đó bắt đầu bước vào giai đoạn rụng trứng.

Quá trình rụng trứng sẽ xảy ra khi có một quả trứng trưởng thành được phóng ra từ buồng trứng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng, đi vào tử cung và đợi để thụ tinh với tinh trùng.

Quá trình rụng trứng sẽ diễn ra sau từ 28 – 36h kể từ khi hormone LH được tiết ra. Và đây chính là thời điểm duy nhất có tỷ lệ thụ thai cao dành cho các cặp đôi đang muốn có con.

Chị em có thể nhận biết một số biểu hiện rụng trứng như dịch âm đạo tiết ra nhiều và dày hơn, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ...

Quá trình rụng trứng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt nếu chị em có kỳ kinh là 28 ngày, đồng thời tỷ lệ mang thai sẽ dao động trong vòng 24h. Sau khoảng thời gian đó, nếu trứng không được thụ tinh sẽ bị chết đi hoặc tiêu biến trong cơ thể.

Bên cạnh đó, tinh trùng khi xâm nhập được vào cơ thể nữ giới có thể sống được tới 5 ngày. Do đó, nếu chị em có quan hệ tình dục nhiều lần trong khoảng 5 ngày trước khi trứng rụng, khả năng thụ thai có thể xảy ra.

Theo nhiều nghiên cứu, một số trường hợp trứng có thể rụng hoặc không rụng do người phụ nữ đó đang mang thai, người đang cho con bú, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc sau khi đã mãn kinh.

2.4. Giai đoạn hoàng thể

Hoàng thể là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng được giải phóng khỏi nang trứng, giai đoạn nang thể bắt đầu diễn ra. Ở giai đoạn này, hai loại hormone là progesterone và một số ít hormone estrogen sẽ được cơ thể giải phóng. Điều này sẽ giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên và chuẩn bị cho quá trình thụ tinh mới.

Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng, cơ thể nữ giới sẽ tự sản sinh ra gonadotropin màng đệm (hCG). Nếu tiến hành làm xét nghiệm hormone sẽ thấy sự hiện diện của hormone này. Đồng thời, hormone gonadotropin cũng có nhiệm vụ duy trì hoàng thể, duy trì độ dày ở niêm mạc tử cung nhằm đảm bảo phôi thai phát triển một cách an toàn.

Còn nếu trứng không thụ tinh với tinh trùng, hoàng thể sẽ nhanh chóng bị teo đi và được cơ thể tái hấp thu. Từ đó khiến nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm đi, dẫn đến hành kinh. Lớp niêm mạc tử cung khi đó cũng không cần thiết và nhanh chóng bị bong ra, được đào thải ra bên ngoài cùng máu, các chất dịch, trứng tạo thành máu kinh nguyệt.

Chị em khi không mang thai thường sẽ gặp phải một số dấu hiệu, biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt – Premenstrual Syndrome (PMS), ví dụ như:

  • Tâm trạng thay đổi
  • Thèm ăn
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Khó ngủ, bị mất ngủ
  • Đau nhức đầu
  • Sưng đau ở ngực
  • Tăng cân
  • Ham muốn tình dục thay đổi

Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 đến 17 ngày, thông thường là kéo dài 14 ngày. Tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người, thời gian này có thể khác nhau. Nếu giai đoạn này là 12 ngày nó sẽ diễn ra từ 11 đến 13 ngày của kỳ kinh, còn nếu kéo dài sau 13 ngày thì lại là dấu hiệu mang thai sớm.

3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Chị em cần hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của mình để thuận tiện trong sinh hoạt và công việc. Hơn thế nữa, nữ giới có thể áp dụng phương pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc lựa chọn thời điểm giao hợp dễ thụ thai hơn. Để phục vụ cho mục đích có con hoặc tránh thai chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn trong 1 kỳ kinh, cụ thể:

3.1. Ngày quan hệ an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt

Ngày an toàn mà khi quan hệ tình dục khả năng thụ thai rất ít khi xảy ra. Thông thường, khoảng thời gian này sẽ được tính từ ngày 20 tháng này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh trong tháng sau. Nguyên nhân khiến tỷ lệ thụ thai thấp là do ở thời điểm này, trứng đã có hiện tượng rụng và đang bị phân hủy, đồng thời được đẩy ra ngoài tạo thành kinh nguyệt. Do đó, có khá nhiều cặp đôi lựa chọn yêu trong thời điểm này do chưa muốn có thai.

Lưu ý, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai chỉ có hiệu quả, phù hợp cho những chị em có kỳ kinh đều đặn, ổn định, từ 28 – 30 ngày. Còn chị em nào có chu kỳ không đều thì đừng nên quá tin vào phương pháp này để ngừa thai. Tìm hiểu cụ thể: Cách tính ngày an toàn của con gái.

3.2. Ngày an toàn tương đối trong chu kỳ kinh nguyệt

Đối với thời kỳ này, khả năng thụ thai và tránh thai chỉ chiếm khoảng 50%. Khoảng thời gian này được tính từ chu kỳ kinh 28 ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9 của chu kỳ. Ví dụ: Ngày 5/11 là ngày đầu tiên có kinh thì thời điểm an toàn tương đối sẽ rơi vào ngày 5/11 đến ngày 14/11.

Nếu các cặp đôi có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là khi người nam có xuất tinh thì khả năng thụ thai có thể xảy ra như bình thường. Bởi đây đang là thời kỳ trứng chuẩn bị rụng, còn tinh trùng có thể sống sót trong tử cung của người nữ là 3 ngày. Do đó, trứng rụng và gặp được tinh trùng thì khả năng thụ thai sẽ xảy ra.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt này cũng chỉ mang tính tương đối do còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, những cặp đôi nào chưa muốn có con thì cần tránh thời kỳ này.

3.3. Thời kỳ dễ thụ thai

Đây là thời kỳ rất thích hợp cho những cặp vợ chồng đang muốn có con bởi thời điểm này cực kỳ thuận lợi cho việc thụ thai. Còn nếu cặp đôi nào vẫn chưa có ý định có thai, đang muốn kế hoạch thì cần hạn chế quan hệ tình dục trong thời điểm này, hoặc có quan hệ thì cần sử dụng các biện pháp bảo vệ cẩn thận. Nguyên nhân là do thời điểm rụng trứng sẽ làm tăng khả năng thụ thai khá cao, lên tới 95%.

Nếu chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày 14 và thời điểm không an toàn sẽ là từ ngày thứ 10 đến ngày đến ngày thứ 20 của kỳ kinh. Bên cạnh đó, trứng có khả năng tồn tại được khoảng 12 – 24h sau khi rụng, còn tinh trùng lại sống được tới 5 ngày nên nếu quan hệ trong thời điểm này, các cặp đôi sẽ rất dễ thụ thai.

Nếu cặp đôi nào chú ý và quan hệ tình dục trước, sau ngày rụng trứng 1 ngày thì trứng sẽ dễ gặp được tinh trùng, từ đó giúp quá trình thụ tinh diễn ra nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

4. Lượng máu mất do chu kỳ kinh nguyệt khoảng 30ml đến 118ml

Trung bình tổng lượng máu kinh, bao gồm cả máu đông trong một kỳ kinh sẽ rơi vào khoảng 45ml. Nếu lượng máu ra nhiều hơn bằng 237ml hoặc nhiều hơn thông qua việc chị em phải thay băng vệ sinh liên tục, thường xuyên, khoảng 1 – 2 giờ lại thay 1 miếng băng vệ sinh thì chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa ngay.

5. Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có phải là bất thường?

Nếu chị em nào nhận thấy mình có kỳ kinh kéo dài từ 35 – 40 ngày thì đừng quá lo lắng, bởi không phải ai cũng có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chuẩn đúng 28 – 30 ngày. Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có chu kỳ khác nhau. Thông thường, những ai có chu kỳ dưới 22 ngày thì tức là người đó có vòng kinh ngắn, còn những ai có chu kỳ trên 35 ngày thì người đó có vòng kinh dài.

Với những người nào có vòng kinh nguyệt dài, thời điểm rụng trứng thường thưa hơn và khả năng thụ thai của người đó cũng thấp hơn những người khác. Còn những người mới có kinh thì thường vòng kinh sẽ dài hơn. Còn những ai có vòng kinh ngắn thì thường người đó đã có tuổi. Bên cạnh đó, việc đặt vòng tránh thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

6. Trẻ em gái khi nào có kinh lần đầu tiên?

Từ rất nhiều thống kê cho thấy, trẻ em gái thường bắt đầu có kinh nguyệt từ độ tuổi là 12 – 14. Thông thường, khoảng 2 năm sau khi lông mu bắt đầu mọc, ngực phát triển thì bé gái bắt đầu có kinh nguyệt. Độ tuổi của người mẹ khi mới có kinh sẽ giúp dự đoán khi nào người con bắt đầu hành kinh.

Những trẻ nào có kinh nguyệt trước 8 tuổi thì được coi là dậy thì sớm, còn trẻ nào đến 15 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt thì được gọi là dậy thì muộn. Đa phần các trẻ dậy thì sớm, dậy thì muộn hoặc không dậy thì đều nên được kiểm tra, thăm khám cụ thể. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển này của con mình.

7. Kinh nguyệt sẽ thay đổi như thế nào khi lớn tuổi?

Các chuyên gia cho biết, chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi rõ rệt khi một người phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau. Thông thường, kinh nguyệt ra nhiều khi nữ giới bước vào độ tuổi thiếu niên, sau đó ít hơn khi bước vào giai đoạn từ 20 – 30 tuổi.

Trong vài năm đầu tiên, đa phần nữ giới sẽ có chu kỳ kéo dài trên 38 ngày. Sau khoảng 3 năm, kỳ kinh của chị em sẽ trở nên ổn định hơn. Đối với trường hợp, kinh nguyệt không đều liên tiếp trên 3 năm, chị em cần đi thăm khám phụ khoa tại những địa chỉ y tế uy tín.

Thường thì ở độ tuổi 20 - 30, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường ổn định, đều đặn và thường kéo dài từ 28 – 30 ngày.

Khi bước vào độ tuổi 40, tức là khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt của họ sẽ thay đổi thất thường, không còn ổn định như trước. Tùy vào từng người, chu kỳ có thể ngắn đi, dài hơn, máu kinh ra ít hơn hoặc ra nhiều hơn, có hiện tượng dừng trong 1 tháng hoặc vài tháng rồi xuất hiện trở lại.

8. Phụ nữ sẽ hành kinh tới khi nào?

Một người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trong khoảng 40 năm của cuộc đời. Và phần lớn phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định cho đến khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, tức là thời điểm chuẩn bị sang giai đoạn mãn kinh. Sẽ mất khoảng vài năm để bước đến thời kỳ này, đôi khi có những thay đổi khiến kinh nguyệt không được đều đặn.

Nếu trong vòng 12 tháng liên tiếp không có kinh thì được xem là vô kinh và thường gặp ở những phụ nữ từ 45 – 55 tuổi.

Bên cạnh đó, một người phụ nữ cũng không có kinh nguyệt khi đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú. Trường hợp có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng và không mang thai hoặc đang cho con bú, cần đi thăm khám để biết liệu mình đang bị rối loạn kinh nguyệt hay đang có thai.

Như vậy, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. Do đó, các cặp đôi đang muốn tránh thai hoặc đang muốn có thai thì nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể. Phòng khám phụ khoa Thái Hà tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí qua hotline 0325 780 327 hoặc chọn icon chat dưới màn hình.

Nguồn biên dịch nội dung:

  1. Menstrual cycle: What's normal, what's not - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  2. About the menstrual cycle - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023
  3. Menstrual Cycle - Truy cập gần nhất ngày 12/04/2023